Triển Khai Nuôi Cá Rô Phi Đơn Tính Ở Bảo Lộc (Lâm Đồng)

Sau 6 tháng triển khai, đến nay, mô hình nuôi cá rô phi đơn tính ở xã Lộc Nga (Lâm Đồng), được thực hiện tại 15 hộ với số lượng 60 kg cá giống, do Trung tâm Nông nghiệp thành phố Bảo Lộc đã triển khai, đã đem lại hiệu quả khá cao.
Theo các hộ tham gia mô hình, cá đạt trọng lượng trung bình khoảng 0,5 kg/con. Với giá cả hợp lý từ 30 - 40 nghìn đồng/kg, cá rô phi đơn tính là một trong các loại thủy sản dễ tiêu thụ ở thị trường Bảo Lộc và có nhiều khả năng cạnh tranh được với các loại cá khác. Qua các mô hình trình diễn, với ao nuôi có diện tích hơn 1.000 m2, tỷ lệ cá sống đạt 70%. Hơn nữa so với các loại cá trắm, cá rô phi thường như trước đây, thì cá rô phi đơn tính dễ nuôi, ăn tạp, rất ít dịch bệnh, có thể sử dụng thức ăn công nghiệp hoặc thức ăn tự chế biến.
Do vậy, hiệu quả từ việc triển khai mô hình nuôi cá rô phi đơn tính sẽ là cơ sở để các hộ nghèo có điều kiện phát triển kinh tế và thúc đẩy chăn nuôi thủy sản phát triển ở Bảo Lộc.
Có thể bạn quan tâm

Trả lời phỏng vấn báo Tuổi Trẻ nhân chuyến thăm VN ngày 16-11, Bộ trưởng Nông nghiệp Mỹ Thomas J. Vilsack khẳng định sẽ tiếp tục mở rộng cho trái cây tươi VN được nhập khẩu vào Mỹ
Nông dân là những người chịu thiệt thòi, nhất là mỗi khi giá cả biến động, nông sản rớt giá, lỗ lã họ đều ôm về phần mình. Nhưng trong "cái khó ló cái khôn", chính nông dân lại là những người biết vận dụng và phát huy tốt quy luật của tự nhiên, áp dụng quy trình kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất.

Người trồng mía ở Kông Chro đã mua các loại thuốc trừ cỏ: Metrimex 80 WP do Công ty cổ phần Vật tư bảo vệ thực vật Hà Nội phân phối, loại 1kg/gói; Atramet ComBi 80 WP do Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật 1 Trung ương cùng Công ty cổ phần Khử trùng Việt Nam phân phối

Nếu so với các tỉnh như Lai Châu, Cao Bằng, Yên Bái, Lào Cai, Lạng Sơn... thì mô hình nuôi cá hồi nước lạnh ở Thanh Hóa, còn khá mới lạ. Nhưng nó đang mở ra hướng làm giàu mới cho nông dân miền núi xứ Thanh

Minh Xuân là xã phát triển rất mạnh mô hình nuôi ba ba thương phẩm ở huyện Lục Yên, một trong những hộ nuôi ba ba đầu tiên là gia đình anh Ma Văn Biểu ở thôn 7. Nhà anh có 1ha ao, trước đây, chỉ nuôi cá nhưng hiệu quả kinh tế thấp, chưa kể khi dịch bệnh xảy ra, đàn cá chết la liệt