Triển Khai Nuôi Cá Rô Phi Đơn Tính Ở Bảo Lộc (Lâm Đồng)

Sau 6 tháng triển khai, đến nay, mô hình nuôi cá rô phi đơn tính ở xã Lộc Nga (Lâm Đồng), được thực hiện tại 15 hộ với số lượng 60 kg cá giống, do Trung tâm Nông nghiệp thành phố Bảo Lộc đã triển khai, đã đem lại hiệu quả khá cao.
Theo các hộ tham gia mô hình, cá đạt trọng lượng trung bình khoảng 0,5 kg/con. Với giá cả hợp lý từ 30 - 40 nghìn đồng/kg, cá rô phi đơn tính là một trong các loại thủy sản dễ tiêu thụ ở thị trường Bảo Lộc và có nhiều khả năng cạnh tranh được với các loại cá khác. Qua các mô hình trình diễn, với ao nuôi có diện tích hơn 1.000 m2, tỷ lệ cá sống đạt 70%. Hơn nữa so với các loại cá trắm, cá rô phi thường như trước đây, thì cá rô phi đơn tính dễ nuôi, ăn tạp, rất ít dịch bệnh, có thể sử dụng thức ăn công nghiệp hoặc thức ăn tự chế biến.
Do vậy, hiệu quả từ việc triển khai mô hình nuôi cá rô phi đơn tính sẽ là cơ sở để các hộ nghèo có điều kiện phát triển kinh tế và thúc đẩy chăn nuôi thủy sản phát triển ở Bảo Lộc.
Có thể bạn quan tâm

Vừa qua, tại TP. Sóc Trăng, Hội Nghề cá Việt Nam (VINAFISH) phối hợp với Tổng cục Thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội thảo “Ứng dụng VietGAP trong phát triển nuôi thủy sản bền vững tại Việt Nam” nhằm tìm ra giải pháp tốt nhất để phát triển VietGAP trong nuôi trồng thủy sản.

Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Lâm Đồng Lại Thế Hưng cho biết các dấu hiệu cho thấy cây cà phê bị nhiễm nấm hồng (Corticium salmonicolor) do sau một thời gian Lâm Đồng có mưa kéo dài và lượng ánh sáng mặt trời giảm mạnh. Cà phê bị nhiễm nấm hồng không thể chữa được mà chỉ có thể cắt cành để hạn chế lây lan.

Từ ngày 25/6, bệnh đốm trắng trên tôm xuất hiện ở 3 hộ nuôi và lây lan ra 40% diện tích của vùng nuôi Hà Voọc, xã Hộ Độ (Lộc Hà). Điều khiến người dân băn khoăn là có phải dịch lây lan diện rộng do hóa chất chlorine xử lý mầm bệnh không hiệu quả?

Là huyện miền núi khó khăn, có 13/29 xã nghèo 135 nhưng chỉ sau hơn 3 năm triển khai xây dựng nông thôn mới (NTM), huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) đã có trên 4.000 nông dân có thu nhập cao, trong đó nhiều hộ có thu nhập tiền tỷ.

Theo nhiều ngư dân ở cửa biển Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau, thời điểm này hằng năm là vào mùa đánh bắt thủy sản chính vụ, phần đông là tàu câu mực (chiếm 60-70% ở Cà Mau), lẽ ra đã ra khơi. Song hiện tại họ lại đang băn khoăn.