Triển khai nhiều mô hình thâm canh cây hồ tiêu theo hướng bền vững

Vấn đề làm người trồng hồ tiêu trên địa bàn huyện Chư Sê nói riêng và tỉnh Gia Lai nói chung những năm qua nhứt đầu là tình trạng bùng phát dịch bệnh, nhất là bệnh chết nhanh, chết chậm trên cây hồ tiêu ngày càng khó kiểm soát. Trước tình hình đó, những năm qua, Trạm Khuyến nông huyện Chư Sê triển khai và nhân rộng nhiều mô hình giúp người dân thâm canh cây hồ tiêu theo hướng bền vững, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế huyện nhà.
Cây hồ tiêu là một trong những cây trồng chủ lực của huyện Chư Sê trong những năm qua, góp phần đẩy mạnh công tác xóa đói giảm nghèo, cũng như thúc đẩy sự phát triển kinh tế của địa phương. Hiện nay, tổng diện tích cây hồ tiêu trên địa bàn toàn huyện có trên 3.470 ha.
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Hữu Tỵ-Trạm trưởng Trạm Khuyến nông huyện Chư Sê cho biết: Giá tiêu liên tục tăng cao, người dân ồ ạt trồng mới và đầu tư thâm canh quá mức bằng cách lạm dụng quá nhiều phân bón hóa học và thuốc trừ sâu, thuốc kích thích… để tăng năng suất đã vô tình tạo môi trường cho tuyến trùng, nấm hại và sâu hại phát triển mạnh và khó kiểm soát, đặc biệt là bệnh chết nhanh, chết chậm.
Để khắc phục tình trạng này, trong năm 2013 và 2014, Trạm Khuyến nông huyện đã đầu tư hàng trăm triệu đồng để xây dựng và chuyển giao mô hình “Nâng cao năng lực quản lý bệnh chết nhanh, chết chậm trên cây hồ tiêu”; mô hình “Sử dụng phân bón trung, vi lượng tăng khả năng đề kháng và chống chịu cho vườn tiêu kinh doanh”; mô hình “Cải tạo đất, phục hồi tiêu suy yếu trên nền đất canh tác lâu” nhằm góp phần hạn chế sự phát triển và lây lan của nấm bệnh và tuyến trùng gây hại, khắc phục tình trạng bệnh chết nhanh, chết chậm trên cây tiêu, giữ vững tính ổn định và bền vững của vườn cây.
Trạm đã hướng dẫn các hộ tham gia mô hình và các hộ dân trồng tiêu lân cận quy trình sử dụng các loại chế phẩm sinh học, cách sử dụng phân bón trung, vi lượng, hữu cơ, men sinh học kết hợp với các biện pháp phòng trừ tuyến trùng, nấm gây hại giúp tăng khả năng đề kháng và chống chịu cho vườn tiêu kinh doanh cho các hộ dân.
Theo ông Nguyễn Hữu Tỵ cho biết, kết quả các mô hình rất khả quan, cây tiêu phát triển tốt hơn, sâu bệnh, nấm gây hại không đáng kể, các lá non xuất hiện giảm tỷ lệ khảm, mép lá và phiến lá phẳng, đầy đủ dinh dưỡng. Trái tiêu tăng tối đa về kích thước và tăng độ bóng mẩy của hạt, đất trồng tơi xốp hơn, hệ rễ phát triển tốt; mật độ bị tuyến trùng gây hại rễ giảm nhiều so với đối chứng, đặc biệt, vườn tiêu không bị bệnh chết nhanh, hạn chế được bệnh chết chậm gây hại.
Trước sự thành công của các mô hình, các hộ dân tham gia mô hình và hộ dân lân cận rất phấn khởi, cũng như áp dụng cho vườn tiêu của mình.
Anh Đinh Vôh ở thôn Tờ Drăh 1, xã Bar Maih cho biết: “Mô hình hiệu quả lắm, so với vườn tiêu đối chứng thì tiêu phát triển tốt hơn, không bị bệnh chết nhanh, chết chậm như ở vườn tiêu đối chứng, bây giờ mình đã áp dụng cho toàn bộ vườn tiêu của gia đình”. Bà Hoàng Ngọc Du (thôn Ia Kpo, xã Bar Maih) cho biết: “Vườn tiêu phát triển rất tốt, năm nay mình đã nhân rộng trên toàn diện tích tiêu của gia đình”.
Để giúp cho người trồng tiêu biết áp dụng các biện pháp kỹ thuật từ mô hình để áp dụng vào vườn tiên nhà mình, năm 2015, Trạm tiếp tục đầu tư triển khai nhân rộng mô hình sử dụng phân bón trung, vi lượng tăng khả năng đề kháng và chống chịu cho vườn tiêu kinh doanh” tại 2 xã Hbông và Kông Htok cho 2 hộ dân trên diện tích 0,4 ha (khoảng 800 trụ), tổng kinh phí gần 30 triệu đồng.
Phát triển cây tiêu theo hướng bền vững, góp phần xóa đói giảm nghèo, đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội đang là mục tiêu mà ngành chức năng của địa phương được xem là thủ phủ hồ tiêu này hướng tới. Thời gian tới, huyện sẽ tập trung đẩy mạnh hơn nữa các giải pháp cụ thể như thực hiện nhiều mô hình thí điểm cũng như mở nhiều lớp tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật canh tác cây tiêu theo hướng bền vững, nhất là đối với người đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn-ông Tỵ cho biết thêm.
Có thể bạn quan tâm

Các hộ tham gia dự án được hỗ trợ giống, thiết bị, vật tư; được hướng dẫn quy trình kỹ thuật chăm sóc, thu hoạch, chế biến và bảo quản cà phê; quy trình cấp giấy chứng nhận Utz Certified Good Inside cho cà phê và được tham quan, học tập những mô hình cà phê sản xuất trên địa bàn khu vực đơn vị đóng quân…

Thực tế cho thấy, đối với diện tích lúa, mía, nơi nào được bao tiêu đầu ra thì ở đó nông dân làm ăn có hiệu quả, lợi nhuận cao hơn so với SX đơn lẻ. Cụ thể, đối với diện tích lúa SX theo mô hình hợp tác, cánh đồng lớn, được bao tiêu đầu ra cho lợi nhuận cao hơn 2 triệu đ/ha/vụ so với SX đại trà; đối với cây mía thì đạt năng suất, lợi nhuận cao hơn từ 5-10%.

Không ít doanh nhân tâm huyết với cá tra như ông Trần Văn Hùng, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Hùng Cá, phải bức xúc về một số doanh nghiệp cạnh tranh không lành mạnh làm giảm chất lượng và uy tín cá tra trên thị trường.

Trong số hơn 30 HTX sản xuất, kinh doanh mạnh của tỉnh, HTX dịch vụ nông nghiệp (DVNN) Nam Dương, xã Nam Dương (Nam Trực), HTXDVNN Thịnh Thắng, xã Giao Thịnh (Giao Thủy) là những điển hình về tổ chức các hoạt động dịch vụ thiết yếu mang lại hiệu quả cao. Các HTX đã tập trung nguồn lực, đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ, hỗ trợ, phục vụ xã viên trong các khâu trong quá trình sản xuất. Nhờ vậy, nhiều hộ xã viên đã nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.

Cùng với hành trình khai hoang, cải hóa Đồng Tháp Mười, vùng đất nhiễm phèn nặng dần dần được chuyển hóa tạo điều kiện cho nhiều loài thủy sản có điều kiện sinh sống và phát triển.