Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Triển Khai Mô Hình Sử Dụng Bã Nấm Để Trồng Rau, Hoa

Triển Khai Mô Hình Sử Dụng Bã Nấm Để Trồng Rau, Hoa
Ngày đăng: 03/10/2013

Ngày 30-9, tại huyện Phú Lương, Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức Hội nghị triển khai Dự án xây dựng mô hình sử dụng bã nấm tạo giá thể dinh dưỡng để trồng rau, hoa trong chậu.

Dự án nói trên có cơ sở khoa học và thực tiễn bởi nghề trồng nấm ở Thái Nguyên đang phát triển mạnh. Từ nghề trồng nấm, hàng năm, các đơn vị, doanh nghiệp trồng nấm trên địa bàn tỉnh có khoảng 60.000 - 80.000 tấn rơm rạ, hàng trăm tấn mùn cưa các loại thải ra. Để tận dụng sản phẩm phụ của quá trình sản xuất nấm, hạn chế tình trạng gây ô nhiễm môi trường ở các cơ sở sản xuất nấm và cung cấp nguyên liệu giá thể sạch phục vụ nhu cầu trồng rau và hoa, Hội Nông dân tỉnh đã xây dựng mô hình sử dụng bã nấm tạo giá thể để trồng rau, hoa trong chậu.

Dự án sẽ được triển khai thực hiện tại 8 huyện, thành, thị có cơ sở sản xuất nấm trên địa bàn tỉnh; 5 doanh nghiệp và 6 hợp tác xã sản xuất nấm lớn tại các huyện như: Đại Từ, Đồng Hỷ, Phú Lương. Dự án được xây dựng gồm các nội dung: Khảo sát chọn điểm triển khai Dự án tại các doanh nghiệp, hợp tác xã, nông hộ đang sản xuất nấm trên địa bàn tỉnh; đánh giá, phân loại nguồn vật liệu (phế thải trồng nấm từ mùn cưa, rơm) tại các cơ sở, nhà máy; tổ chức tập huấn, chuyển giao công nghệ (quy trình xử lý bã nấm, phối trộn bã nấm…); xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ xử lý bã nấm…

Kết thúc Hội nghị, các đại biểu đã đi tham quan quy trình xử lý bã nấm làm từ mùn cưa, rơm và bông phế thải, quy trình phối trộn bã nấm sau xử lý với các nguyên liệu khác để sản xuất giá thể dinh dưỡng phục vụ trồng rau, hoa tại công ty Cổ phần Nhật Sơn, xóm Cây Châm, xã Động Đạt, Phú Lương (ảnh).


Có thể bạn quan tâm

Diện tích nuôi tôm ở Hoài Nhơn (Bình Định) giảm mạnh Diện tích nuôi tôm ở Hoài Nhơn (Bình Định) giảm mạnh

Huyện Hoài Nhơn (Bình Định) có diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản trên 250 ha. Những năm qua, tình hình dịch bệnh tôm nuôi gây thiệt hại không nhỏ cho người nuôi tôm ở đây, nên diện tích nuôi tôm ngày càng giảm đáng kể. Trước thực trạng đó, huyện đang tập trung thực hiện nhiều giải pháp hướng đến nuôi tôm bền vững.

14/04/2015
Nuôi tôm nước lợ theo mô hình mới Nuôi tôm nước lợ theo mô hình mới

Từ năm 1999, khi Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư đầu tư xây dựng mô hình nuôi tôm sú thâm canh thành công thì phong trào nuôi tôm bắt đầu phát triển, ngày càng mở rộng và khởi sắc. Hiện nay, diện tích nuôi tôm thâm canh trên 10 ngàn héc-ta, tập trung ở Ba Tri, Bình Đại, Thạnh Phú.

14/04/2015
Nuôi tôm hùm như đánh bạc! Nuôi tôm hùm như đánh bạc!

Tôm hùm ở Khánh Hòa rớt giá từ 400.000 - 750.000 đồng/kg. Việc mua bán phụ thuộc hoàn toàn vào thị trường Trung Quốc khiến nuôi loài thủy sản có giá trị này như bước vào canh bạc

14/04/2015
Tiền Giang tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh trên tôm nuôi Tiền Giang tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh trên tôm nuôi

Từ đầu tháng 4/2015 đến nay, liên tục trong 02 đợt thu mẫu giám sát mầm bệnh tại số kênh cấp của vùng nuôi tôm tập trung trên địa bàn của huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang) cho thấy tỷ lệ mẫu nhiễm vi rút gây bệnh đốm trắng rất cao (chiếm trên 80% số mẫu giám sát), kết hợp với tình trạng nắng nóng từ đầu tháng tư đến nay và dự báo là sẽ còn kéo dài chính là điều kiện bất lợi dễ dẫn đến tình trạng lây lan dịch bệnh trên tôm nuôi.

14/04/2015
Mùa sứa này... Mùa sứa này...

Hàng năm vào mùa sứa biển, vùng biển xã đảo Quan Lạn (huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh) lại trở nên tấp nập, nhộn nhịp. Mỗi ngày, ở đây có đến hàng trăm tàu, thuyền, mủng đánh bắt sứa; sản lượng ước tính 7 - 8 vạn đầu con. Tuy nhiên, mùa sứa năm nay ở Quan Lạn được cho là buồn nhất trong 5 năm trở lại đây, bởi mức tiêu thụ giảm mạnh.

14/04/2015