Triển khai mô hình nuôi thâm canh lươn đồng

Chương trình được thực hiện thí điểm tại hai địa phương là huyện Châu Thành A và thành phố Vị Thanh.
Tổng diện tích nuôi thử nghiệm khoảng 500m2, hộ nằm trong dự án sẽ được hỗ trợ 100% con giống và 30% thức ăn.
Điều kiện tham gia là người nuôi phải có diện tích chuồng trên 50m2, gần nơi cấp nước, đảm bảo nguồn nước sạch, không bị ô nhiễm kim loại và ảnh hưởng của nông dược.
Con giống sẽ được kiểm dịch trước khi đưa đến tay người dân, chọn những con đồng cỡ (khoảng trên 20 gram/con) không bị trầy xước để đảm bảo chất lượng khi xuất bán.
Thời gian thực hiện từ tháng 3 đến tháng 11-2015.
Theo nhận định của ngành chức năng, mô hình này có nhiều ưu điểm, lươn tăng trưởng nhanh, ít bệnh, giúp nông dân tiết kiệm thời gian nuôi và đạt kích cỡ đồng loạt…
Có thể bạn quan tâm

Trừ chi phí hoạt động và lương cho khoảng 20 nhân công, mỗi tháng gia đình chị Nguyễn Thị Thiếc (Gio Linh, Quảng Trị) thu nhập 50 triệu đồng từ nghề chế biến và đóng gói sứa biển.

Vừa qua, tại TP. Cần Thơ, Hội Nghề cá Việt Nam phối hợp với Tổ chức Quỹ bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế Việt Nam (WWF-VN) đã tổ chức hội thảo "Nâng cao nhận thức về sản xuất cá tra bền vững tại ĐBSCL".

Không đòi hỏi diện tích rộng hay kỹ thuật cao, không gây ô nhiễm môi trường, lại có thể tận dụng được diện tích chuồng trại nuôi heo cũ, mô hình nuôi lươn không bùn đang là một hướng đi mới của nhiều hộ dân ở TP.Biên Hòa.

Hiện nay ở Cà Mau, tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi công nghiệp đang có chiều hướng tăng. Đây là vấn đề đòi hỏi ngành chuyên môn và người nuôi tôm cần chú ý và thận trọng hơn trong việc thả tôm nuôi; nhất là trong điều kiện diện tích tôm nuôi công nghiệp đang ngày càng nhiều hơn.

Vài năm trở lại đây, mô hình nuôi động vật hoang dã trên địa bàn Tây Ninh phát triển khá mạnh, trong đó cá sấu đang được nhiều bà con chọn nuôi vì đây là mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao.