Triển Khai Mô Hình Nuôi Cá Nước Lợ Ở Bình Định

Mới đây, trung tâm khuyến nông - khuyến ngư Bình Định đã phối hợp với trạm khuyến nông huyện Phù Cát thả con giống cá đối mục xuống ao nuôi của ông Nguyễn Văn Hiền, ở thôn Gia Thạnh, xã Cát Minh - huyện Phù Cát; và hộ ông Trần Ngọc Cường ở thôn Đức Phổ 2, xã Cát Minh. Đây là hai hộ trực tiếp tham gia mô hình nuôi cá nước lợ do Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư thực hiện.
Cá đối mục là loại cá đặc sản, thịt thơm ngon, chủ động được giống nuôi do đã được sinh sản nhân tạo trong nước. Mỗi ao nuôi của mô hình có diện tích 5.000 m2, lượng cá giống thả 7.500 con/ao, kích cỡ cá giống dài trên 6 cm. Theo tính toán, thời gian nuôi từ 7 - 8 tháng sẽ cho thu hoạch, trọng lượng bình quân 350 - 500 g/con, tỉ lệ nuôi sống khoảng 75%, sản lượng cá thu hoạch ước đạt 2.250 kg/ao (4.500 kg/ha). Với giá thị trường hiện nay từ 100 ngàn - 120 ngàn đồng/kg, mỗi hộ thực hiện mô hình sẽ có doanh thu khoảng 240 triệu đồng.
Nếu mô hình được thực hiện thành công, Trung tâm sẽ chuyển giao kỹ thuật nuôi cá nước lợ trong các ao đất suy thoái trên địa bàn tỉnh để tận dụng mặt nước, góp phần phát triển nuôi trồng thủy sản tại địa phương theo hướng bền vững và hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm

Trong khi nhiều thôn, xã vẫn đang loay hoay việc lựa chọn trồng cây gì, nuôi con gì để đem lại giá trị kinh tế cao nhất thì ở thôn Tân Bình 2, xã Bình Xa (Hàm Yên - Tuyên Quang), lâu nay con lợn đã được định hình là con làm giàu của người dân trong thôn. Chuyện nuôi lợn tưởng như ở đâu cũng thế, nhưng có nghe người chăn nuôi kể chuyện mới thấy cũng lắm công phu.

Cây hồ tiêu xuất hiện ở Chư Đăng Ya-xã đặc biệt khó khăn của huyện Chư Pah (Gia Lai) từ năm 2008 với quy mô nhỏ lẻ và chính thức phát triển mạnh từ năm 2012 đến nay.

Mới vào đầu vụ thu hoạch điều nhưng người trồng điều đã cảm thấy bất an khi giá cứ giảm mỗi ngày. Đầu vụ, mỗi kilôgam điều giá 27 ngàn đồng thì khoảng 10 ngày sau chỉ còn 24-25 ngàn đồng. Giá điều tiếp tục giảm khiến nông dân nhấp nhổm như ngồi trên lửa.

UBND tỉnh Đồng Tháp vừa có công văn về việc cấp kinh phí bổ sung gần 10 tỷ đồng cho 5 huyện: Tân Hồng, Hồng Ngự, Tam Nông, Thanh Bình và Tháp Mười nhằm hỗ trợ các khoản chi phí phân bón và thuốc bảo vệ thực vật cho nông dân có diện tích lúa đông xuân 2013-2014 bị dịch muỗi hành gây hại.

Gần 90% nông dân trồng khoai phải đi mua dây khoai lang giống, còn lại tự sản xuất hoặc trao đổi với nhau. Điều này đã làm cho nhiều giống khoai bị thoái hóa, năng suất và chất lượng đạt thấp.