Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Triển Khai Mô Hình Cải Tạo Đàn Trâu Tại Huyện Tân Lạc (Hòa Bình)

Triển Khai Mô Hình Cải Tạo Đàn Trâu Tại Huyện Tân Lạc (Hòa Bình)
Ngày đăng: 20/09/2013

Ngày 16/9, Trung tâm khuyến nông đã phối hợp với UBND xã Phú Cường (Tân Lạc, Hòa Bình) tổ chức kiểm tra, đánh giá tiến độ thực hiện mô hình cải tạo đàn trâu tại địa phương.

Tham gia mô hình có 20 hộ với quy mô 2 trâu đực giống nội và 40 trâu cái sinh sản có sẵn tại địa phương. Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã cung ứng bàn giao 2 con trâu đực giống nội có trọng lượng 300 – 350 kg/con với tổng trị giá 84 triệu đồng, được giao cho 2 hộ có đủ điều kiện chăn nuôi. Những hộ tham gia mô hình được cấp cám thức ăn hỗn hợp: đối với trâu đực là 270 kg cám/con và đối với trâu cái có chửa là 120 kg cám/con.

Các hộ được chuyển giao kỹ thuật thông qua các lớp tập huấn như chuẩn bị chuồng trại, lựa chọn giống trâu, kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng, chế biến thức ăn cho trâu, phát hiện động dục và phối giống, đỡ đẻ cho trâu. Đồng thời được hướng dẫn thực hành ngay tại các hộ gia đình như phát hiện và hướng dẫn điều trị bệnh, tiêm phòng cho trâu. Đến nay, đàn trâu sinh trưởng phát triển tốt, không có dịch bệnh xảy ra, số trâu sinh sản được phối giống đạt tỷ lệ 70%.

Mô hình được triển khai từ tháng 6/2013 với quy mô 40 con trâu cái sinh sản địa phương được phối giống sẽ sinh sản được 40 con nghé. Dự tính, sau một năm nuôi trọng lượng bình quân của một con nghé lai được tạo ra từ mô hình cải tiến đàn trâu nội cao hơn nghé cũ (giống địa phương) 60 kg, sản lượng thịt tăng thêm 2 tấn, đem lại thu nhập cho các hộ gia đình khoảng 400 triệu đồng.


Có thể bạn quan tâm

Anh Nông Dân Trẻ Đào Ao Chống Hạn Anh Nông Dân Trẻ Đào Ao Chống Hạn

Chúng tôi gặp anh nông dân trẻ Trần Văn Út đang thuê máy đào ao chống hạn trên vùng đất nắng gió xã Bắc Sơn, huyện Thuận Bắc (Ninh Thuận). Sau sáu giờ đào, ao sâu bốn mét đã ngập khoảng một mét nước. “Mình phải nỗ lực đào ao cứu hạn cho đàn cừu trước khi chờ trời cứu chớ”, anh Út nói.

19/06/2014
Nông Dân Long Mỹ “Thuần Hóa” Đất Phèn Nông Dân Long Mỹ “Thuần Hóa” Đất Phèn

Những năm trước, trên đất nhiễm phèn, nông dân huyện Long Mỹ (tỉnh Hậu Giang) chủ yếu trồng dứa (khóm), mía, với hiệu quả kinh tế thấp. Từ khi chuyển sang trồng mãng cầu xiêm, tiêu…, nhiều hộ có thu nhập cao hơn hẳn.

22/05/2014
Trồng Điều Trồng Điều "Kiểu Mới"

Gần 30 năm gắn bó với cây điều và cũng là một trong những nông dân trồng điều giỏi ở Đồng Nai, ông Dương luôn chú trọng tìm những giống điều mới cùng với những cách làm mới để cải tạo vườn điều, cải thiện năng suất điều nhằm tăng thu nhập.

20/06/2014
Giảm Thiểu Phát Thải Khí Nhà Kính Trong Nuôi Tôm Nước Lợ Tại Việt Nam Giảm Thiểu Phát Thải Khí Nhà Kính Trong Nuôi Tôm Nước Lợ Tại Việt Nam

Ngày 19/5/2014, tại Hà Nội, Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản đã phối hợp, tổ chức buổi làm việc giữa một số đơn vị trực thuộc Tổng cục Thủy sản và Tổ chức Hợp tác phát triển Đức (GIZ) để tham vấn ý kiến các đơn vị về ý tưởng dự án “Nghiên cứu hỗ trợ giảm thiểu phát thải khí nhà kính trong nuôi tôm nước lợ tại Việt Nam”.

22/05/2014
Thị Xã Thuận An (Bình Dương) Phát Huy Giá Trị Vườn Cây Ăn Trái Đặc Sản Thị Xã Thuận An (Bình Dương) Phát Huy Giá Trị Vườn Cây Ăn Trái Đặc Sản

Để bảo đảm phát triển ổn định, ngành nông nghiệp của thị xã đã chuyển dịch theo hướng quy hoạch vùng ngành, như quy hoạch vườn cây ăn trái đặc sản hay phát triển nông nghiệp đô thị gắn với chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất chuyên dùng có hiệu quả.

20/06/2014