Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Triển Khai Kỹ Thuật Phòng Trừ Dịch Bệnh Trên Cây Hồ Tiêu

Triển Khai Kỹ Thuật Phòng Trừ Dịch Bệnh Trên Cây Hồ Tiêu
Ngày đăng: 02/03/2015

Với tổng diện tích cây tiêu trên địa bàn 2.567 ha, trong đó, diện tích tiêu kinh doanh khoảng 2.200 ha với tổng sản lượng hàng năm dao động từ 7.000 tấn đến 9.000 tấn, Chư Pưh được xem là “thủ phủ” hồ tiêu của tỉnh Gia Lai. Lãnh đạo huyện Chư Pưh đã chỉ đạo ngành Nông nghiệp huyện tập trung phát triển bền vững cây hồ tiêu trở thành thế mạnh phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn huyện trong tương lai.

Hồ tiêu là cây công nghiệp cho thu nhập khá cao. Tuy nhiên, đây cũng là loại cây trồng đòi hỏi người trồng phải nắm vững kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh. Hai năm gần đây, khi giá tiêu luôn ổn định ở mức khá cao, hiện tại khoảng 150.000 đồng/kg, có lúc giá tiêu tăng cao kỷ lục gần 240.000 đồng/kg nên nhiều vùng trên địa bàn tỉnh nói chung và trên địa bàn huyện Chư Pưh nói riêng bắt đầu phục hồi và mở rộng vườn tiêu.

Nông dân Chư Pưh không chỉ mở rộng diện tích trồng tiêu tại huyện mà đến các địa phương khác trong tỉnh mua đất để trồng. Nhiều nông hộ đã mở rộng diện tích trồng tiêu áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác mới để phòng trừ dịch bệnh trên cây tiêu.

Từ kinh nghiệm và tìm hiểu học hỏi thực tế, đa số nông dân đều nắm vững kỹ thuật trồng tiêu, nhưng kỹ thuật về phòng trừ dịch bệnh là điều khó khăn cho nông dân hiện nay, nhất là bệnh chết nhanh, chết chậm, các bệnh về tuyến trùng rễ đang hoành hành các vườn tiêu.

Để giúp nông dân trồng tiêu nhận biết và có biện pháp phòng trừ dịch bệnh trên cây hồ tiêu, năm 2013, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Pưh phối hợp với Trường Đại học Nông Lâm Huế mở lớp tập huấn chuyển giao quy trình phòng dịch hại tổng hợp cây hồ tiêu trên địa bàn huyện. Kinh phí của lớp tập huấn được trích từ nguồn vốn sự nghiệp nông nghiệp huyện.

Thành phần tham gia lớp tập huấn bao gồm cán bộ làm công tác quản lý nông-lâm nghiệp, cán bộ đoàn thể làm công tác tuyên truyền và những nông dân có nhu cầu. Lớp tập huấn này giúp cho nông dân trồng tiêu phát hiện sớm bệnh tuyến trùng rễ để có biện pháp phòng trừ nhanh và kịp thời, trang bị cho cán bộ nông nghiệp và cán bộ làm công tác tuyên truyền cập nhật thông tin liên quan đến các biện pháp phòng trừ bệnh, nâng cao kỹ năng truyền đạt và hướng dẫn cụ thể đến cho nông dân trồng tiêu.

Đối với nông dân, qua lớp tập huấn này để nhận biết và có biện pháp phòng trừ dịch bệnh trên cây tiêu, mang lại hiệu quả tối ưu nhất. Vườn tiêu xuất hiện tuyến trùng, thâm nhập vào rễ của cây, gây hại, tạo ra vết thương cho bộ rễ. Đây là cơ hội cho các loại nấm như phytopthora sp, fusarium sp, pythium sp tấn công dần dần làm cho rễ bị thối.

Cây sẽ chậm sinh trưởng, lá nhạt màu hoặc chuyển sang vàng, rụng từ gốc đến ngọn, các đốt cũng rụng dần và chết hoàn toàn. Tuyến trùng gây u bướu, sát thương làm cho bộ rễ phát triển yếu, khó hút được dinh dưỡng, chất khoáng và nước. Do vậy, nông dân phải nhận biết để sử dụng các loại thuốc phòng trừ ngay khi tiêu có biểu hiện bị bệnh.

Đây là điều quan trọng nhất nhằm ngăn chặn tình trạng tiêu chết như hiện nay. Ông Nguyễn Hữu Thắng, xã Ia Blứ, huyện Chư Pưh cho biết, một nông dân tham gia lớp tập huấn chia sẻ: Tình trạng tiêu chết nhanh, chết chậm đang hoành hành các vườn tiêu.

Đợt tập huấn này đã chuyển giao cho nông dân kiến thức cơ bản nhận biết những biểu hiện của vườn tiêu bị mắc bệnh đến các biện pháp phòng trừ để có thể duy trì vườn tiêu xanh tốt. Lớp tập huấn này đã đáp ứng nhu cầu cần thiết đối với nông dân trồng tiêu hiện tại và việc áp dụng kiến thức tập huấn vào thực tế đã hạn chế phần nào tình trạng tiêu chết tràn lan như hiện nay.

Ông Nguyễn Xuân Hùng-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Pưh cho biết: Việc đưa tiến bộ khoa học-kỹ thuật cũng như chú trọng canh tác cây hồ tiêu theo hướng bền vững là ưu tiên hàng đầu của huyện trong những năm qua. Từ đó, Phòng Nông nghiệp và PTNT phối hợp với Trường Đại học Nông Lâm Huế triển khai mô hình IPM trên cây hồ tiêu cho nông dân.

Chư Pưh là địa phương đầu tiên của tỉnh chuyển giao kỹ thuật này. Với quan điểm mưa dầm thấm lâu, thông qua các lớp tập huấn giúp nông dân biết thêm và đúc kết kinh nghiệm trồng và chăm sóc tiêu hiệu quả. Đặc biệt là giúp cho nông dân biết sử dụng các loại thuốc để phòng trừ bệnh chết nhanh, chết chậm, bệnh ký sinh trùng trên rễ tiêu, giúp cây nhanh phục hồi, phát triển tốt.


Có thể bạn quan tâm

Kinh Nghiệm Luân Canh Rau Màu Của Nông Dân Hải Dương Kinh Nghiệm Luân Canh Rau Màu Của Nông Dân Hải Dương

Những năm qua, tại tỉnh Hải Dương đã hình thành và phát triển nhiều vùng rau màu chuyên canh, điển hình như vùng rau Đồng Gia, Tam Kì huyện Kim Thành, trên 10 vùng rau tại huyện Gia Lộc, Vùng rau Phạm Kha huyện Thanh Miện, vùng rau Nhân Huệ thị xã Chí Linh...

21/07/2014
Chế Độ Dinh Dưỡng Cho Heo Nái Chưa Thực Sự Hợp Lý Chế Độ Dinh Dưỡng Cho Heo Nái Chưa Thực Sự Hợp Lý

Đó là ý kiến của TS. Michel Guillaume, chuyên gia dinh dưỡng đến từ Pháp tại hội thảo “Giải pháp nâng cao năng suất trên heo cao sản” do Công ty cổ phần Việt - Pháp vừa tổ chức.

04/08/2014
Phát Huy Sức Mạnh Kinh Tế Tập Thể Trong Khai Thác Sản Phẩm Thế Mạnh Phát Huy Sức Mạnh Kinh Tế Tập Thể Trong Khai Thác Sản Phẩm Thế Mạnh

Đối với địa phương vùng biên, việc phát triển kinh tế còn nhiều khó khăn, chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Với những lợi thế của mình, huyện Hồng Ngự từng bước tiến tới khai thác tạo hướng đi riêng cho nông sản chủ lực.

04/08/2014
Bệnh Khô Vằn Gây Hại Hơn 263ha Lúa Hè Thu Bệnh Khô Vằn Gây Hại Hơn 263ha Lúa Hè Thu

Theo ngành nông nghiệp, hiện nay gần 42.800ha lúa hè thu trên địa bàn tỉnh đang trong giai đoạn đẻ nhánh rộ, đứng cái - làm đòng. Tuy nhiên, những ngày gần đây bệnh khô vằn đã xuất hiện và gây hại rải rác tại hầu hết địa phương của Quảng Nam.

21/07/2014
Chuyển Giao Kỹ Thuật Chăn Nuôi Bò Sinh Sản, Bò Thịt Cho Nông Dân Thành Phố Chuyển Giao Kỹ Thuật Chăn Nuôi Bò Sinh Sản, Bò Thịt Cho Nông Dân Thành Phố

Các hội viên nông dân được bác sĩ thú y Lê Thị Lệ Xuân- Trạm Khuyến nông Thành phố truyền đạt chuyên đề chăn nuôi bò sinh sản và bò thịt. Nội dung chủ yếu giới thiệu, cung cấp những kiến thức, kỹ thuật chăn nuôi bò sinh sản như: Giới thiệu một số giống bò, kỹ thuật chọn con giống, các loại thức ăn, kỹ thuật trồng cỏ, chế biến và dự trữ thức ăn, kỹ thuật nuôi dưỡng bò mang thai, bò đẻ, đặc điểm tiêu hóa...

21/07/2014