Triển khai kế hoạch sản xuất vụ mùa, vụ đông 2015

Vụ đông năm 2014, các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo tích cực, đã ban hành chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất ngô vụ đông. Diện tích ngô đông hơn 9 nghìn ha, đạt 101,4% kế hoạch, tăng gần 200ha so với vụ đông năm 2013; năng suất bình quân đạt 46,5 tạ/ha, tăng 0,8 tạ/ha so với cùng kỳ; sản lượng đạt hơn 42 nghìn tấn, tăng hơn 1,1 nghìn tấn so với cùng kỳ. Diện tích rau và các cây trồng màu khác đều tăng so với vụ đông 2013. Các mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm với doanh nghiệp đạt hiệu quả như: Sản xuất dưa chuột Nhật, ớt, ngô giống…
Sản xuất vụ chiêm xuân năm 2014-2015 diện tích gieo trồng lúa, ngô vượt kế hoạch đề ra. Tổng diện tích lúa đã gieo cấy đạt hơn 37 nghìn ha, đạt 102,8% kế hoạch, tăng hơn 200ha so với cùng kỳ năm trước, trong đó lúa lai đạt gần 20 nghìn ha, chiếm 52,8% diện tích, diện tích lúa chất lượng cao đạt 6,7 nghìn ha, chiếm 18% diện tích. Diện tích áp dụng thâm canh lúa cải tiến (SRI) đạt hơn 13 nghìn ha. Nhìn chung các trà lúa sinh trưởng và phát triển tốt, năng suất bình quân ước đạt trên 58 tạ/ha. Các mô hình cánh đồng mẫu lớn liên kết sản xuất và tiêu thụ với các doanh nghiệp được nhân rộng.
Theo kế hoạch, vụ mùa năm 2015, toàn tỉnh gieo cấy 32.600ha lúa, trong đó diện tích lúa lai 15.000ha, lúa chất lượng cao 5.200ha, năng suất 51 tạ/ha, sản lượng 166,4 nghìn tấn; cây ngô 3.500ha, năng suất 45,4 tạ/ha, sản lượng 15,9 ngàn tấn, cây lạc 1.050ha, rau các loại 3.400ha. Vụ đông phấn đấu gieo trồng 9.000ha ngô, năng suất 46,5 tạ/ha, sản lượng 41,8 nghìn tấn, rau các loại 4.800 tấn, năng suất 145,8 tạ/ha, sản lượng 70 nghìn tấn.
Để phấn đấu hoàn thành kế hoạch sản xuất, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thống nhất với các địa phương các giải pháp: Tập trung đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền phản ánh kịp thời diễn biến của thời tiết, tình hình sản xuất, cơ chế chính sách để nhân dân biết và thực hiện; dự tính, dự báo chính xác và chỉ đạo phòng trừ kịp thời các đối tượng sâu bệnh hại, đảm bảo an toàn cho sản xuất. Chỉ đạo chuẩn bị, cung ứng kịp thời, đảm bảo về số lượng và chất lượng các loại vật tư đầu vào phục vụ sản xuất. Tiến hành nạo vét kênh mương; tu sửa gia cố các cống, phai nước; đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình đảm bảo kịp thời đưa vào khai thác phục vụ sản xuất. Thực hiện đúng cơ cấu trà mùa vụ, toàn tỉnh sẽ bố trí 48% diện tích lúa cấy trà mùa sớm, 50% trà mùa trung, dưới 2% trà mùa muộn đảm bảo quỹ đất gieo trồng cây ngô đông xong trước ngày 30-9. Đẩy mạnh liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm với các doanh nghiệp.
Có thể bạn quan tâm

Kiểm soát độc quyền, nâng cao cạnh tranh lành mạnh trong thị trường thức ăn chăn nuôi và có chính sách hỗ trợ người chăn nuôi nhỏ là những kiến nghị được đưa ra tại hội thảo “Cấu trúc ngành chăn nuôi và lợi ích của người chăn nuôi nhỏ tại Việt Nam” diễn ra sáng nay (18/11), tại Hà Nội.

Gia đình ông Vũ Quang Huy ở thôn 14 hiện có hơn 1.000 trụ tiêu và 1 ha đất trồng các loại cây ngắn ngày; hàng năm, luôn có mức thu nhập từ 600 triệu đồng trở lên. Về việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, theo ông Huy thì đối với tiêu, nếu như trước đây thường có tâm lý bón phân, phun xịt thuốc bảo vệ thực vật một cách tràn lan thì nay, cách làm của gia đình đã khác.

Sau 5 tháng triển khai nuôi, tỉ lệ cá sống đạt 90%, trọng lượng đạt 0,5 kg/con, lợi nhuận đạt 20 triệu đồng/sào. Trong quá trình nuôi, các hộ dân đã tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật. Cán bộ của Trạm Khuyến nông – Khuyến ngư thị xã Gia Nghĩa đã phổ biến kỹ thuật và phát tài liệu về kỹ thuật nuôi một số loại cá cho các hộ dân và khuyến nông viên.

Xã Mường Mùn, huyện Tuần Giáo có 2.300ha rừng, chủ yếu là rừng phòng hộ và rừng đặc dụng. Hầu hết diện tích rừng nằm trong khu vực phòng hộ sông Đà nên có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, góp phần bảo vệ môi trường sống con người... Những năm qua xã Mường Mùn luôn xác định bảo vệ và phát triển rừng là một trong những nhiệm vụ quan trọng của chính quyền và nhân dân trên địa bàn.

Thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn”, những năm qua, huyện Điện Biên Đông luôn nỗ lực chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật (KHKT) cho người dân. Thông qua các hình thức chuyển giao đào tạo, bồi dưỡng; trực tiếp hướng dẫn nông dân áp dụng KHKT vào sản xuất thông qua các mô hình trình diễn... Đó là yếu tố quan trọng nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn.