Triển Khai Kế Hoạch Nuôi Tôm Nước Lợ Năm 2014 Và Bàn Giải Pháp Phòng Chống Dịch Bệnh Trên Tôm Nuôi Ở Các Tỉnh Phía Nam

Sáng 28-2, tại TP.Bà Rịa, Tổng Cục Thủy sản phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch nuôi tôm nước lợ năm 2014 và bàn giải pháp phòng chống dịch bệnh trên tôm nuôi ở các tỉnh phía Nam.
Dự hội nghị có các ông: Nguyễn Huy Điền, Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục thủy sản cùng đại diện lãnh đạo Vụ nuôi trồng thủy sản, Tổng Cục thủy sản, Sở NT và PTNT, Chi Cục thủy sản, Chi Cục Thú y các tỉnh phía Nam.
Năm 2013, cả nước có 30 tỉnh/thành phố nuôi tôm nước lợ, diện tích thả nuôi hơn 654.000 ha. Trong đó, diện tích nuôi tôm chân trắng 64.000ha, tôm sú 590.000 ha. Sản lượng đạt 540.934 tấn. Gía trị xuất khẩu tôm đạt 3,1 tỷ USD, tăng 39,1% so với cùng kỳ năm 2012.
Cả nước có 2.305 cơ sở sản xuất tôm giống, trong đó có 1.722 cơ sở sản xuất tôm sú và 583 cơ sở sản xuất tôm thẻ chân trắng. Sản lượng đạt khoảng 68,4 tỷ tôm giống, tăng 10% so với năm 2012.
Để đảm bảo kế hoạch nuôi tôm nước lợ năm 2014 và nhằm hạn chế thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh, Tổng Cục thủy sản đã tổ chức các đoàn công tác khảo sát tình hình nuôi tôm tại một số tỉnh trọng điểm, tổng hợp ý kiến của các địa phương tại Hội nghị tổng kết nuôi tôm nước lợ năm 2013. Đây là cơ sở để làm căn cứ xây dựng khu vụ mùa thả tôm nước lợ năm 2014.
Tại hội nghị, kế hoạch nuôi trồng và giải pháp phòng trừ dịch bệnh trên tôm nuôi năm 2014 đã được triển khai.
Có thể bạn quan tâm

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau, ông Lê Văn Sử cho biết, sau thời gian thí điểm thành công chương trình bảo hiểm nông nghiệp, tỉnh Cà Mau tiếp tục đẩy mạnh chương trình theo hướng mở rộng quy mô cả hộ tham gia và diện tích đất sản xuất.

Nhiều doanh nghiệp sản xuất, chế biến thức ăn chăn nuôi cho rằng, việc tiêu thụ sản phẩm ngô, đậu tương tại ĐBSCL, theo đề án chuyển đổi đất trồng lúa, hiện còn nhiều khó khăn do thiếu hệ thống sấy, chế biến, giá cả không cạnh tranh…

Thời gian gần đây, ở các xã Đắk Sin, Hưng Bình, Đạo Nghĩa và thị trấn Kiến Đức (Đắk R’lấp - Đăk Nông), việc thu mua chanh dây như đang lên cơn “sốt”. Chị Đỗ Thị Thu ở xã Đắk Sin cho biết: “Gia đình tôi hiện còn 2 sào chanh dây, thu hoạch tới đâu, tư thương vào mua hết tới đó, kể cả những quả chất lượng xấu. Gia đình tôi đang tính đầu tư trồng chanh dây tiếp trên 3 sào đất trống còn lại”.

Thời gian gần đây ở Bình Dương giá cao su xuống thấp, có thời điểm xuống dưới 450 đồng/độ đã làm cho nhiều chủ vườn bắt đầu thấy bất an. Nhiều chủ vườn đang tìm các phương án tốt nhất để bảo đảm duy trì nguồn thu nhập, trong đó có việc giao khoán vườn cây.

Vụ tôm nuôi đợt 1 năm 2013, nông dân tại vùng chuyển dịch sản xuất huyện U Minh (Cà Mau) đã thả giống trên diện tích gần 12.000 ha.