Triển Khai Dự Án Nuôi Thủy Sản Theo Tiêu Chuẩn Thương Mại EU

Dự án nhằm giúp các nước EU hiểu được quy trình sản xuất cá tra, tôm nuôi của VN đảm bảo an toàn đối với người sử dụng.
Ngày 12/3, Khoa Thủy sản Trường Đại học Cần Thơ Triển tổ chức Hội thảo triển khai kết quả khảo sát, nghiên cứu Dự án nuôi thủy sản bền vững theo tiêu chuẩn thương mại cho các doanh nghiệp và các hộ nuôi thủy sản tại ĐBSCL.
Dự án Nuôi thủy sản bền vững theo tiêu chuẩn thương mại thế giới do Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ phối hợp Trường đại học Stirling thực hiện nhằm giúp các nước EU hiểu được quy trình sản xuất cá tra, tôm nuôi của Việt Nam đảm bảo an toàn về sức khỏe đối với người sử dụng.
Theo GS. TS Nguyễn Thanh Phương – Phó hiệu trưởng Trường Đại học Cần Thơ, qua 4 năm triển khai, dự án đã thu thập một số kết quả từ các mô hình nuôi cá tra, nuôi tôm sú ở ĐBSCL cho thấy bệnh trong thủy sản xuất khẩu có nguồn gốc nuôi trồng từ Việt Nam vào EU có rủi ro rất thấp đối với sức khỏe người tiêu dùng và kết quả này cũng ngang bằng với các sản phẩm được sản xuất tại EU. Không có loại thuốc và hóa chất cấm trong nuôi trồng thủy sản tại EU được sử dụng trong các sản phẩm xuất khẩu tại Việt Nam.
Rất nhiều trường hợp salmonnella tại EU đã liên quan tới sự tiêu dùng tôm và cá tra của Việt Nam. Có rất thấp sự lan truyền ký sinh trùng (FZT) từ cá Pangasius; quá trình lạnh đông đã vô hiệu hóa ký sinh trùng hiện diện trong sản phẩm cá Pangasius, không ảnh hưởng tới người tiêu dùng EU. Rủi ro bệnh đường ruột từ việc sử dụng thủy sản từ Việt Nam là rất thấp khi so sánh với các sản phẩm từ gia cầm và các thú nuôi khác. Các chất diệt khuẩn được sử dụng trong cá tra và tôm nuôi xu hướng giảm.
PGS - TS Trương Quốc Phú – Trưởng khoa Thủy sản Trường Đại học Cần Thơ cho biết: “Cá tra là sản phẩn chủ lực mang lại lợi ích kinh tế lớn cho ĐBSCL. Tuy nhiên trong thời gian gần đây sản xuất cá tra gặp nhiều khó khăn do giá cả bất ổn và gặp phải rào cản kỹ thuật của các nước”.
Có thể bạn quan tâm

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn vừa cho biết, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm-thuỷ sản cả nước trong tháng 2/2014 ước đạt 2,08 tỷ USD, đưa giá trị xuất khẩu của ngành hai tháng đầu năm 2014 lên 4,33 tỷ USD, tăng 9,4% so với cùng kỳ năm 2013.

Thời gian gần đây, giá gia cầm, nhất là gà, vịt liên tục giảm do người tiêu dùng lo sợ dịch cúm gia cầm. Tình trạng này lại khiến người chăn nuôi thua lỗ và không dám đầu tư tái đàn.

Nếu như ở các xã Vĩnh Hảo, Vĩnh Tân của huyện Tuy Phong, cây trôm đã và đang trở thành cây trồng lợi thế, thì tại huyện Hàm Thuận Nam, loại cây này cũng đang từng bước nhân rộng...

Trước tình hình có nhiều mẫu xét nghiệm gia cầm tại các huyện: Tây Sơn, Phù Cát, Hoài Nhơn, Phù Mỹ cho kết quả dương tính với cúm A (H5N1) và nguy cơ bùng phát dịch rất cao, vừa qua Đoàn công tác của Bộ NN-PTNT đã đi kiểm tra tình hình thực tế dịch cúm gia cầm (DCGC) tại một số địa phương trong tỉnh...

Trong 2 ngày 25 và 26.2, ông Ota Noriya, Giám đốc Công ty TNHH Ota (Nhật Bản) dẫn đầu đoàn công tác đã làm việc với lãnh đạo huyện Vĩnh Thạnh, khảo sát thực địa và tìm cơ hội triển khai Dự án trồng tre lấy bẹ mo.