Triển khai dự án nuôi 150.000 con bò

Dự án có quy mô 150.000 con, được triển khai trên địa bàn huyện Cẩm Xuyên và huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, với tổng vốn đầu tư 5.045 tỷ đồng.
Dự án chia làm 2 giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 chăn nuôi quy mô 30.000 con, giai đoạn 2 chăn nuôi quy mô 150.000 con.
Tính đến nay, nhà đầu tư đã hoàn thành 7 chuồng trại, kho dự trữ thức ăn, trồng 100ha cỏ và nhập 2.000 con bò.
Theo kế hoạch, đến tháng 12-2015 sẽ hoàn thành 25 chuồng trại, nhập đủ 30.000 con bò và trồng xong 816ha cỏ.
Đến cuối 2016 sẽ hoàn thành giai đoạn 2 của dự án và đến năm 2017 đàn bò của dự án đạt 217.000 con.
Toàn bộ số bò được nhập từ nước ngoài, có khả năng sinh sản, phát triển nhanh, chất lượng thịt đủ sức cạnh tranh với các sản phẩm bò thịt của các nước trên thế giới, trọng lượng khi xuất chuồng đạt từ 520 - 600kg.
Giống cỏ được nhập từ Thái Lan, chịu rét, chịu hạn tốt, được tưới theo công nghệ nhỏ giọt của Israel.
Dự án sau khi hoàn thành sẽ tạo việc làm cho khoảng 3.000 lao động trực tiếp và vệ tinh, lợi nhuận trung bình ước đạt 1.000 - 1.400 tỷ đồng.
Nhân dịp này, công ty cũng trao tặng 12 suất quà (2 triệu đồng/suất) cho 12 hộ nghèo trong vùng dự án.
Có thể bạn quan tâm

Mạng tin "Chính sách thế giới" ngày 4/6 cho biết tình trạng ô nhiễm khủng khiếp của Trung Quốc đã được thừa nhận trong một báo cáo nghiêm túc, mà trước đây từng được xếp vào hạng "bí mật quốc gia".

So với cùng kỳ năm, do chi phí đầu tư đi biển tăng cao, nên các phương tiện khai thác gần bờ lợi nhuận giảm. Cộng thêm việc khai thác kém hiệu quả nên phần lớn hòa vốn. Các phương tiện hành nghề lưới tôm, lưới cá khoai đi trong ngày cho lãi từ 0,5 - 1 triệu đồng/ngày; nghề lưới rê cá cháy, cá chét, cá dù lãi từ 2 - 5 triệu đồng/chuyến (2 - 3 ngày)...

Theo khảo sát của chúng tôi, giá cá tra thương phẩm trên thị trường An Giang ngày 2-6-2014 chỉ còn 20.500 đồng/kg (loại từ 700 gram – 1kg/con). Cá rớt giá nhưng ít người mua. Trước đây 1 tháng, loại cá này được các doanh nghiệp (DN) trong tỉnh mua từ 25.000 – 25.500 đồng/kg.

Ngoài ra, sản lượng tôm thịt, tôm hùm giảm trên 5%, do dịch bệnh thường xuyên xảy ra, nhiều diện tích nuôi chưa đến kỳ thu hoạch. Đến hết tháng 5/2014, Chi cục Nuôi trồng thủy sản Khánh Hòa đã kiểm dịch được hơn 240 triệu con tôm sú giống và hơn 378 triệu con tôm thẻ chân trắng để xuất bán ra ngoài tỉnh.

Nhớ lại vào những năm 2009-2010, nuôi nhím nổi lên như một nghề góp phần xóa đói, giảm nghèo. Và trên thực tế, tại thời điểm đó, đã có một số hộ gia đình đổi đời nhờ nghề nuôi nhím. Mặc dù số vốn đầu tư ban đầu, đặc biệt là tiền mua nhím giống khá lớn, nhưng nhiều hộ dân vẫn quyết định nuôi, thậm chí có nhiều hộ không ngần ngại vay vốn ngân hàng để đầu tư nuôi nhím với quy mô lớn.