Triển khai dự án nuôi 150.000 con bò

Dự án có quy mô 150.000 con, được triển khai trên địa bàn huyện Cẩm Xuyên và huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, với tổng vốn đầu tư 5.045 tỷ đồng.
Dự án chia làm 2 giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 chăn nuôi quy mô 30.000 con, giai đoạn 2 chăn nuôi quy mô 150.000 con.
Tính đến nay, nhà đầu tư đã hoàn thành 7 chuồng trại, kho dự trữ thức ăn, trồng 100ha cỏ và nhập 2.000 con bò.
Theo kế hoạch, đến tháng 12-2015 sẽ hoàn thành 25 chuồng trại, nhập đủ 30.000 con bò và trồng xong 816ha cỏ.
Đến cuối 2016 sẽ hoàn thành giai đoạn 2 của dự án và đến năm 2017 đàn bò của dự án đạt 217.000 con.
Toàn bộ số bò được nhập từ nước ngoài, có khả năng sinh sản, phát triển nhanh, chất lượng thịt đủ sức cạnh tranh với các sản phẩm bò thịt của các nước trên thế giới, trọng lượng khi xuất chuồng đạt từ 520 - 600kg.
Giống cỏ được nhập từ Thái Lan, chịu rét, chịu hạn tốt, được tưới theo công nghệ nhỏ giọt của Israel.
Dự án sau khi hoàn thành sẽ tạo việc làm cho khoảng 3.000 lao động trực tiếp và vệ tinh, lợi nhuận trung bình ước đạt 1.000 - 1.400 tỷ đồng.
Nhân dịp này, công ty cũng trao tặng 12 suất quà (2 triệu đồng/suất) cho 12 hộ nghèo trong vùng dự án.
Có thể bạn quan tâm

Hoạt động giao thương và giá cả trái cây xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc trong thời điểm này tạm thời chưa bị ảnh hưởng nhiều…

Để mở ra hướng đi mới cho sản xuất hàng hoá trong xây dựng nông thôn mới (NTM), giúp người dân nâng cao thu nhập, đảm bảo kinh tế - xã hội địa phương phát triển bền vững, xã Lê Lợi (Hoành Bồ - Quảng Ninh) đã triển khai một cách hiệu quả mô hình nuôi gà tập trung.

Do thời tiết nóng ẩm, nên nhiều trà lúa hè thu có nguy cơ xuất hiện dịch bệnh đạo ôn và bệnh vi khuẩn. Thực tế tại Thị xã Ngã Năm (Sóc Trăng) đạo ôn đã xuất hiện. Nếu việc phòng trị không chủ động bệnh sẽ lan nhanh ảnh hưởng đến sinh trưởng của lúa.

Cá ngừ là mặt hàng xuất khẩu đứng thứ ba của Việt Nam sau tôm và cá tra, basa với 526 triệu đô-la Mỹ năm 2013 và tương lai sẽ trở thành mặt hàng chủ lực của ngành thủy sản nếu có cơ chế, chính sách ưu đãi để hỗ trợ ngư dân đầu tư, cải tạo trang thiết bị, công cụ đánh bắt nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.

Mặc dù có thể làm thành những món ăn hấp dẫn, nhưng cá lau kính – một loài sinh vật ngoại lai – đang là mối nguy cơ có thật đối với hệ sinh thái trong các thủy vực tự nhiên.