Triển Khai Đề Án Nâng Cao Chất Lượng Tôm Giống

Theo đánh giá của cơ quan chuyên môn: Thời gian qua, tuy số lượng sản xuất tôm giống trong tỉnh Cà Mau có tăng lên đáng kể nhưng chất lượng còn hạn chế, kết quả kiểm tra tôm sú giống sản xuất hàng năm trên địa bàn cho thấy, có khoảng 150 triệu con tôm giống không đạt chất lượng, trong đó, bệnh còi chiếm tỷ lệ cao nhất.
Đây là khó khăn và cũng là một trong những mục tiêu chính được nêu ra tại hội nghị triển khai Đề án nâng cao chất lượng tôm giống tỉnh Cà Mau do Sở NN&PTNT tổ chức diễn ra vào sáng 18/12.
Tính đến thời điểm hiện nay, tỉnh Cà Mau có gần 1.100 cơ sở sản xuất, kinh doanh tôm giống với năng lực sản xuất hàng năm đạt từ 8 đến 9 tỷ con tôm sú giống, đáp ứng khoảng 50% nhu cầu thả nuôi của bà con nông dân trong tỉnh, số còn lại phải nhập từ các tỉnh miền Trung và các tỉnh lân cận.
Theo đó, mục tiêu của Đề án nâng cao chất lượng tôm giống trên địa bàn tỉnh từ nay đến năm 2016 đảm bảo 60% tôm giống thả nuôi đạt tiêu chuẩn quốc gia; 90% số lượng tôm giống sản xuất trong tỉnh và nhập từ các tỉnh về được kiểm dịch và kiểm tra chất lượng; trong đó, tôm giống sản xuất trong tỉnh đáp ứng khoảng 60% nhu cầu thả nuôi. Mặt khác, đảm bảo 90% kỹ thuật viên cơ sở sản xuất tôm giống nắm vững quy trình kỹ thuật; 90% cơ cở sản xuất tôm giống nằm trong quy hoạch.
Đề án còn định hướng đến năm 2020 ngoài tiếp tục nâng cao tỷ lệ các mục tiêu vừa nêu từ 75% đến 100%, Cà Mau sẽ xây dựng từ 2 khu sản xuất giống tập trung trở lên, đảm bảo đầy đủ về cơ sở hạ tầng thu hút các doanh nghiệp đầu tư sản xuất.
Theo tính toán, tổng kinh phí thực hiện Đề án nâng cao chất lượng tôm giống trên địa bàn tỉnh hơn 264 tỷ đồng. Trước mắt, ngành chuyên môn sẽ từng bước nâng cao nhận thức cho người dân cũng như nâng cao năng lực quản lý Nhà nước; năng lực sản xuất tôm giống; cơ chế chính sách và tổ chức lại sản xuất để thực hiện đạt được các mục tiêu Đề án nêu ra.
Có thể bạn quan tâm

Sau 6 tháng, cây chanh leo được trồng đảm bảo kế hoạch về diện tích, sinh trưởng, phát triển tốt và bắt đầu cho thu hoạch, giúp người dân có thêm thu nhập và mở ra cơ hội phát triển sản xuất hàng hóa cho các địa phương. Có được kết quả đó là nhờ chương trình được triển khai theo mô hình liên kết “4 nhà”: Nhà nông, nhà nước, nhà khoa học và doanh nghiệp.

Theo biên bản này, các nước thành viên thực thi các nỗ lực chung nhằm xúc tiến thương mại nông lâm sản trên thị trường quốc tế; cam kết tham vấn và hợp tác lẫn nhau nhằm tạo ra một vị thế ASEAN chung trên các diễn đàn quốc tế về các vấn đề liên quan đến nông lâm sản...

Hiệp hội Mía đường cho rằng dù con số trên giảm thì doanh nghiệp ngành chế biến mía đường vẫn sẽ lỗ nặng khi tình trạng buôn lậu đường vẫn tràn lan trên các tuyến biên giới. Hiện giá đường đang thấp hơn cùng kỳ năm trước khoảng 1.000 đồng/kg.

Mục tiêu hướng đến năm 2020 là năng suất lao động sản xuất nông nghiệp sẽ đạt 2.000 USD/người; tỷ lệ cơ giới hóa nông nghiệp ở khâu làm đất đạt 95%, khâu gieo trồng, chăm bón đạt 70%, khâu thu hoạch đạt 70%, khâu chế biến đạt 80%.

Là cây ưa sáng, măng tây rất mẫn cảm với đất trồng. Đất trồng phải có độ phì cao, tơi xốp, giàu mùn và độ pH từ 6 - 7 là tốt nhất. Sau 2 - 3 tháng ươm giống và 4 - 6 tháng trồng thì cây bắt đầu cho thu hoạch, năng suất trung bình 8 -10kg/1.000m2/ngày (năng suất sẽ tăng dần theo thời gian).