Triển Khai Đề Án Nâng Cao Chất Lượng Tôm Giống

Theo đánh giá của cơ quan chuyên môn: Thời gian qua, tuy số lượng sản xuất tôm giống trong tỉnh Cà Mau có tăng lên đáng kể nhưng chất lượng còn hạn chế, kết quả kiểm tra tôm sú giống sản xuất hàng năm trên địa bàn cho thấy, có khoảng 150 triệu con tôm giống không đạt chất lượng, trong đó, bệnh còi chiếm tỷ lệ cao nhất.
Đây là khó khăn và cũng là một trong những mục tiêu chính được nêu ra tại hội nghị triển khai Đề án nâng cao chất lượng tôm giống tỉnh Cà Mau do Sở NN&PTNT tổ chức diễn ra vào sáng 18/12.
Tính đến thời điểm hiện nay, tỉnh Cà Mau có gần 1.100 cơ sở sản xuất, kinh doanh tôm giống với năng lực sản xuất hàng năm đạt từ 8 đến 9 tỷ con tôm sú giống, đáp ứng khoảng 50% nhu cầu thả nuôi của bà con nông dân trong tỉnh, số còn lại phải nhập từ các tỉnh miền Trung và các tỉnh lân cận.
Theo đó, mục tiêu của Đề án nâng cao chất lượng tôm giống trên địa bàn tỉnh từ nay đến năm 2016 đảm bảo 60% tôm giống thả nuôi đạt tiêu chuẩn quốc gia; 90% số lượng tôm giống sản xuất trong tỉnh và nhập từ các tỉnh về được kiểm dịch và kiểm tra chất lượng; trong đó, tôm giống sản xuất trong tỉnh đáp ứng khoảng 60% nhu cầu thả nuôi. Mặt khác, đảm bảo 90% kỹ thuật viên cơ sở sản xuất tôm giống nắm vững quy trình kỹ thuật; 90% cơ cở sản xuất tôm giống nằm trong quy hoạch.
Đề án còn định hướng đến năm 2020 ngoài tiếp tục nâng cao tỷ lệ các mục tiêu vừa nêu từ 75% đến 100%, Cà Mau sẽ xây dựng từ 2 khu sản xuất giống tập trung trở lên, đảm bảo đầy đủ về cơ sở hạ tầng thu hút các doanh nghiệp đầu tư sản xuất.
Theo tính toán, tổng kinh phí thực hiện Đề án nâng cao chất lượng tôm giống trên địa bàn tỉnh hơn 264 tỷ đồng. Trước mắt, ngành chuyên môn sẽ từng bước nâng cao nhận thức cho người dân cũng như nâng cao năng lực quản lý Nhà nước; năng lực sản xuất tôm giống; cơ chế chính sách và tổ chức lại sản xuất để thực hiện đạt được các mục tiêu Đề án nêu ra.
Có thể bạn quan tâm

Những năm qua, người dân huyện Phú Bình (Thái Nguyên) đã áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào nuôi bò vỗ béo nhưng với phương thức đơn giản như nuôi từ lúc bò mẹ đẻ ra đến lúc thịt, một số khác thì mua bò, bê về nuôi chăn thả, tận dụng nguồn cỏ tự nhiên và phụ phẩm của ngành trồng trọt, có bổ sung thức ăn tinh nên chưa khai thác hiệu quả tiềm năng tăng trọng của bò, thời gian nuôi kéo dài nên hiệu quả chưa cao.

Hiện nay, việc ứng dụng cơ giới hóa vào khâu thu hoạch lúa bằng máy gặt đập liên hợp làm cho phụ phẩm rơm rạ sau khi thu hoạch bị phun rải trên đồng ruộng khiến việc thu gom rất khó khăn. Bên cạnh đó, để giảm chi phí sản xuất, ở một số địa phương, bà con tiến hành đốt rơm để vệ sinh đồng ruộng, vừa gây ô nhiễm môi trường vừa lãng phí. Do vậy, việc đầu tư thiết bị máy cuốn rơm để thu gom rơm phục vụ cho sản xuất nông nghiệp là hết sức cần thiết.

Nhằm đa dạng hóa các đối tượng nuôi, chuyển đổi diện tích nuôi tôm lâu năm kém hiệu quả sang nuôi các đối tượng mới có giá trị kinh tế cao, góp phần phát triển bền vững nghề nuôi cá mặn lợ ở địa phương, vừa qua, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Quảng Bình phối hợp cùng Trạm Khuyến nông thị xã Ba Đồn triển khai nhân rộng mô hình nuôi cá chim vây vàng thương phẩm với quy mô 2.000m2 tại phường Quảng Thuận.

Trung tâm Khuyến nông tỉnh Tuyên Quang vừa phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Yên Sơn, UBND xã Mỹ Bằng tổ chức tổng kết mô hình chăn nuôi gà Ri lai an toàn trên nền đệm lót sinh học.

Những ngày qua, nghề lưới vây lộng ở các địa phương bãi ngang ven biển liên tiếp bội thu cá ngừ nhưng giá mặt hàng hải sản này sụt giảm chưa từng có: chỉ khoảng 10 nghìn đồng/kg.