Triển Khai Đề Án Nâng Cao Chất Lượng Tôm Giống

Theo đánh giá của cơ quan chuyên môn: Thời gian qua, tuy số lượng sản xuất tôm giống trong tỉnh Cà Mau có tăng lên đáng kể nhưng chất lượng còn hạn chế, kết quả kiểm tra tôm sú giống sản xuất hàng năm trên địa bàn cho thấy, có khoảng 150 triệu con tôm giống không đạt chất lượng, trong đó, bệnh còi chiếm tỷ lệ cao nhất.
Đây là khó khăn và cũng là một trong những mục tiêu chính được nêu ra tại hội nghị triển khai Đề án nâng cao chất lượng tôm giống tỉnh Cà Mau do Sở NN&PTNT tổ chức diễn ra vào sáng 18/12.
Tính đến thời điểm hiện nay, tỉnh Cà Mau có gần 1.100 cơ sở sản xuất, kinh doanh tôm giống với năng lực sản xuất hàng năm đạt từ 8 đến 9 tỷ con tôm sú giống, đáp ứng khoảng 50% nhu cầu thả nuôi của bà con nông dân trong tỉnh, số còn lại phải nhập từ các tỉnh miền Trung và các tỉnh lân cận.
Theo đó, mục tiêu của Đề án nâng cao chất lượng tôm giống trên địa bàn tỉnh từ nay đến năm 2016 đảm bảo 60% tôm giống thả nuôi đạt tiêu chuẩn quốc gia; 90% số lượng tôm giống sản xuất trong tỉnh và nhập từ các tỉnh về được kiểm dịch và kiểm tra chất lượng; trong đó, tôm giống sản xuất trong tỉnh đáp ứng khoảng 60% nhu cầu thả nuôi. Mặt khác, đảm bảo 90% kỹ thuật viên cơ sở sản xuất tôm giống nắm vững quy trình kỹ thuật; 90% cơ cở sản xuất tôm giống nằm trong quy hoạch.
Đề án còn định hướng đến năm 2020 ngoài tiếp tục nâng cao tỷ lệ các mục tiêu vừa nêu từ 75% đến 100%, Cà Mau sẽ xây dựng từ 2 khu sản xuất giống tập trung trở lên, đảm bảo đầy đủ về cơ sở hạ tầng thu hút các doanh nghiệp đầu tư sản xuất.
Theo tính toán, tổng kinh phí thực hiện Đề án nâng cao chất lượng tôm giống trên địa bàn tỉnh hơn 264 tỷ đồng. Trước mắt, ngành chuyên môn sẽ từng bước nâng cao nhận thức cho người dân cũng như nâng cao năng lực quản lý Nhà nước; năng lực sản xuất tôm giống; cơ chế chính sách và tổ chức lại sản xuất để thực hiện đạt được các mục tiêu Đề án nêu ra.
Có thể bạn quan tâm

Được thuê đất với diện tích gần 2.000 m2, ông Nguyễn Công Nguyên (xã Gia Thịnh, huyện Gia Viễn - Ninh Bình) đã đầu tư xây dựng chuồng trại, quy hoạch nuôi các con nuôi đặc sản: Lợn rừng, lợn Mường, baba, gà thuốc, gà Lương Phượng, gà Hoàng Gia, chim bồ câu… mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Chiều 11-4, theo Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) cho biết, những năm gần đây diện tích trồng đậu nành ở các tỉnh ĐBSCL giảm liên tục. Nếu như năm 2009, toàn vùng có hơn 8.932ha đậu nành được trồng ở các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Sóc Trăng, TP Cần Thơ…, nay giảm chỉ còn 2.967ha. Trong đó, nhiều nơi trồng đậu nành trọng điểm như huyện Lai Vung, Lấp Vò (Đồng Tháp); huyện Bình Tân, thị xã Bình Minh (Vĩnh Long)… nông dân ào ạt bỏ cây đậu nành chuyển sang trồng cây khác.

Cách đây hơn 5 năm, khi con tôm thẻ chân trắng mới về xã miền biển Trung Giang, huyện Gio Linh (Quảng Trị) và mang lại thu nhập rất cao cho vài hộ gia đình đã tạo ra “cơn sốt” trong nuôi trồng thủy sản ở địa phương này. Một số người trước đây vốn chỉ quen ra khơi vào lộng, quen nuôi tôm sú, nuôi cua vội gom góp vốn liếng, đất đai để chuyển qua nuôi tôm thẻ chân trắng với hy vọng đổi đời nhanh chóng.

Trong khi nhiều chủ trang trại nuôi lợn khác đang phải đau đầu với bài toán lỗ lãi do giá thịt lợn bấp bênh, trang trại của chị Trần Thị Thuấn Hoa ở xã Nam Cường (huyện, Tiền Hải, Thái Bình) vẫn có thu nhập hơn 60 tỷ đồng, lợi nhuận 6 tỷ đồng mỗi năm.

Hiện nay trên địa bàn thị xã Hồng Ngự (Đồng Tháp), bà con nông dân đang thu hoạch lúa đông xuân, đồng thời chuẩn bị vụ lúa hè thu năm 2013.