Triển khai cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng

Thứ trưởng Hà Công Tuấn yêu cầu Tổng cục Lâm nghiệp (Văn phòng Tổng cục, Văn phòng Ban Chỉ đạo Nhà nước về kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng) chủ động phối hợp thường xuyên, chặt chẽ với Báo Nông nghiệp Việt Nam và các phương tiện thông tin đại chúng tổ chức tuyên truyền, phổ biến sâu rộng về cơ chế, chính sách hỗ trợ của nhà nước đến đối tượng được thụ hưởng và các cấp chính quyền, tổ chức liên quan để nhận thức đầy đủ về mục đích, ý nghĩa và nhiệm vụ triển khai thực hiện Nghị định.
Thứ trưởng cũng giao Tổng cục Lâm nghiệp (Vụ Kế hoạch, Vụ Tài chính) trình Bộ NN-PTNT văn bản hướng dẫn các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ khẩn trương tổng hợp nhu cầu kế hoạch và kinh phí bổ sung thực hiện Nghị định (cho năm 2015, 2016 và kế hoạch trung hạn 2017-2020) báo cáo về Bộ trước ngày 20/10/2015.
Quá thời hạn địa phương nào không có báo cáo xem như không có nhu cầu; phối hợp với Văn phòng BCĐ nhà nước về kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020 khẩn trương rà soát, thống nhất và điều chỉnh bổ sung kế hoạch năm 2016, gửi Bộ Tài chính trước ngày 20/10/2015 để tổng hợp báo cáo Chính phủ;
Phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành liên quan trong việc phân bổ kinh phí theo quy định của Nghị định gắn với việc thực hiện kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng.
Định kỳ sơ kết 6 tháng, tổng kết năm cùng với việc sơ kết, tổng kết thực hiện kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng báo cáo Chính phủ theo quy định.
Có thể bạn quan tâm

Tính đến ngày 1.10, tổng đàn gia súc trên toàn tỉnh Tây Ninh đạt 315.534 con - giảm 10% so cùng kỳ, tập trung chủ yếu ở đàn trâu giảm 11,36%, đàn bò giảm 9,74%, đàn lợn giảm 9,96%. Theo Cục Thống kê, nguyên nhân đàn trâu, bò giảm mạnh do không còn đồng trống để chăn thả, vì người dân đã tận dụng hết quỹ đất để trồng cây.

Chiều 31-12-2013, anh Việt cùng bạn bè tổ chức đi câu cá tại Biển Hồ. Thả câu được một lúc, anh Việt cảm thấy cần bị lôi với một lực rất mạnh. Biết rằng đã trúng cá lớn, anh cùng những người đi câu cố lôi cá lên bờ.

Trước tình hình dịch lở mồm long móng đang có diễn biến phức tạp, UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương tập trung các biện pháp dập dịch một cách triệt để.

Trong những năm qua, nghề nuôi vịt đã được nhiều hộ nông dân trên địa bàn TX Quảng Yên (Quảng Ninh) triển khai và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên giống vịt của các hộ trên địa bàn chủ yếu là vịt cỏ, bầu cánh trắng, vịt kakicampel nên chậm lớn, thời gian nuôi kéo dài, chi phí đầu tư cao.

Nhưng đến nay, sau hơn 1 năm triển khai trồng thí điểm, dự án được đoàn kiểm tra của Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn cùng Phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn huyện đánh giá không đạt yêu cầu do có đến 30% diện tích cà phê trồng thí điểm bị chết, diện tích cây cà phê còn sống phát triển chậm.