Triển khai cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng

Thứ trưởng Hà Công Tuấn yêu cầu Tổng cục Lâm nghiệp (Văn phòng Tổng cục, Văn phòng Ban Chỉ đạo Nhà nước về kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng) chủ động phối hợp thường xuyên, chặt chẽ với Báo Nông nghiệp Việt Nam và các phương tiện thông tin đại chúng tổ chức tuyên truyền, phổ biến sâu rộng về cơ chế, chính sách hỗ trợ của nhà nước đến đối tượng được thụ hưởng và các cấp chính quyền, tổ chức liên quan để nhận thức đầy đủ về mục đích, ý nghĩa và nhiệm vụ triển khai thực hiện Nghị định.
Thứ trưởng cũng giao Tổng cục Lâm nghiệp (Vụ Kế hoạch, Vụ Tài chính) trình Bộ NN-PTNT văn bản hướng dẫn các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ khẩn trương tổng hợp nhu cầu kế hoạch và kinh phí bổ sung thực hiện Nghị định (cho năm 2015, 2016 và kế hoạch trung hạn 2017-2020) báo cáo về Bộ trước ngày 20/10/2015.
Quá thời hạn địa phương nào không có báo cáo xem như không có nhu cầu; phối hợp với Văn phòng BCĐ nhà nước về kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020 khẩn trương rà soát, thống nhất và điều chỉnh bổ sung kế hoạch năm 2016, gửi Bộ Tài chính trước ngày 20/10/2015 để tổng hợp báo cáo Chính phủ;
Phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành liên quan trong việc phân bổ kinh phí theo quy định của Nghị định gắn với việc thực hiện kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng.
Định kỳ sơ kết 6 tháng, tổng kết năm cùng với việc sơ kết, tổng kết thực hiện kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng báo cáo Chính phủ theo quy định.
Có thể bạn quan tâm

Đó là mô hình sản xuất lươn giống của anh Nguyễn Văn Nữa ở ấp Phú Mỹ, xã Phú Điền, huyện Tháp Mười. Hiện mô hình này mang lại doanh thu cho gia đình anh trên 500 triệu đồng mỗi năm.

Vụ đông 2015, dưới sự chỉ đạo của Trung tâm Khuyến nông Hà Nội, Trạm Khuyến nông huyện Ba Vì tiếp tục triển khai mô hình trồng khoai tây và hoa lily.

Với 95,1% số hàng nông sản, sản phẩm công nghiệp và các hàng hóa nhập khẩu khác vừa được dỡ bỏ thuế theo cam kết trong Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Nhật Bản nhiều khả năng sẽ trở thành đối tác xuất khẩu - đặc biệt là nông sản lớn nhất nhì của Việt Nam.

Đồng bào Chứt ở Dân Hóa (huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình) truyền cho nhau những kinh nghiệm hay trong việc quan sát các hiện tượng tự nhiên để liên hệ về sự biến đổi tương ứng của thời tiết, từ đó hình thành cho mình cách ứng xử phù hợp, áp dụng vào việc canh tác nương rẫy.

Một kg na rừng có giá bán 120.000-150.000 đồng, trong khi mỗi quả nặng lên đến 2,5-5 kg. Nhiều người ở các bản ở Thuận Châu, Sơn La đổ xô đi hái na về bán để kiếm thêm thu nhập.