Triển khai cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng

Thứ trưởng Hà Công Tuấn yêu cầu Tổng cục Lâm nghiệp (Văn phòng Tổng cục, Văn phòng Ban Chỉ đạo Nhà nước về kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng) chủ động phối hợp thường xuyên, chặt chẽ với Báo Nông nghiệp Việt Nam và các phương tiện thông tin đại chúng tổ chức tuyên truyền, phổ biến sâu rộng về cơ chế, chính sách hỗ trợ của nhà nước đến đối tượng được thụ hưởng và các cấp chính quyền, tổ chức liên quan để nhận thức đầy đủ về mục đích, ý nghĩa và nhiệm vụ triển khai thực hiện Nghị định.
Thứ trưởng cũng giao Tổng cục Lâm nghiệp (Vụ Kế hoạch, Vụ Tài chính) trình Bộ NN-PTNT văn bản hướng dẫn các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ khẩn trương tổng hợp nhu cầu kế hoạch và kinh phí bổ sung thực hiện Nghị định (cho năm 2015, 2016 và kế hoạch trung hạn 2017-2020) báo cáo về Bộ trước ngày 20/10/2015.
Quá thời hạn địa phương nào không có báo cáo xem như không có nhu cầu; phối hợp với Văn phòng BCĐ nhà nước về kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020 khẩn trương rà soát, thống nhất và điều chỉnh bổ sung kế hoạch năm 2016, gửi Bộ Tài chính trước ngày 20/10/2015 để tổng hợp báo cáo Chính phủ;
Phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành liên quan trong việc phân bổ kinh phí theo quy định của Nghị định gắn với việc thực hiện kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng.
Định kỳ sơ kết 6 tháng, tổng kết năm cùng với việc sơ kết, tổng kết thực hiện kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng báo cáo Chính phủ theo quy định.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 6/11, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Cà Mau phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cái Nước tổ chức hội nghị triển khai mô hình cánh đồng mẫu lớn nuôi tôm quảng canh cải tiến tại xã Phú Hưng.

Theo số liệu từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), hiện tại tổng đàn vật nuôi trên địa bàn thành phố Đà Nẵng chỉ có hơn 17.000 con trâu, bò, gần 60.000 con heo và khoảng 300.000 con gia cầm, giảm gần 40% so 6-7 năm trước. Tại sao hoạt động chăn nuôi sa sút, trong khi Đà Nẵng là thị trường tiêu thụ thịt động vật khá lớn?

Chỉ trong vài tuần, tại một số trang trại (TT) gia cầm ở xã Quảng Vinh (huyện Quảng Điền - Thừa Thiên Huế) có gần 4.000 con gà bị chết do dịch tả. Sau các đợt bão lũ, các hộ nuôi chủ quan trong công tác phòng ngừa dịch bệnh là nguyên nhân dẫn đến gia cầm chết hàng loạt.

Chiều ngày 6-11, UBND tỉnh Tiền Giang ban hành quyết định số 2677/QĐ-UBND, công bố dịch cúm A/H5N1 trên gia cầm tại hai xã Tân Phú và Tân Thới, huyện Tân Phú Đông.

Những năm qua, sản phẩm cây vụ đông nguyên liệu phục vụ chế biến và xuất khẩu của tỉnh Nam Định như: Cà chua các loại, dưa chuột (trung tử, bao tử), ngô ngọt, ngô bao tử, cải dầu… đã được các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tổ chức thu mua với giá trị cao, mang lại hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần sản xuất đại trà, góp phần hình thành sản phẩm nông nghiệp chủ lực của địa phương.