Triển Khai Chính Sách Phát Triển Thủy Sản, Hỗ Trợ Ngư Dân

Ngày 12-8, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh chủ trì buổi làm việc với các bộ, ngành liên quan về tiến độ xây dựng văn bản hướng dẫn Nghị định 67/2014/NĐ-CP ngày 7-7 về một số chính sách phát triển thuỷ sản. Nghị định có hiệu lực từ ngày 25-8 tới đây, có nhiều chính sách ưu đãi đối với ngư dân về đầu tư, tín dụng, bảo hiểm, thuế, hỗ trợ ngư dân đóng tàu vỏ thép, vật liệu mới,…
Đây được coi là động lực mạnh mẽ phát triển ngành thuỷ sản mà trọng tâm là phát triển đội tàu đánh cá xa bờ.
Nhằm bảo đảm chính sách đi ngay vào cuộc sống, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh chỉ đạo, các văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định 67 cần được hoàn thành trước khi Nghị định có hiệu lực.
Tinh thần xây dựng các văn bản hướng dẫn nhằm “khuyến khích đánh bắt xa bờ, không khuyến khích đánh bắt gần bờ và đặt mục tiêu hiệu quả kinh tế lên trên hết” - Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh nhấn mạnh.
Đối với các đối tượng thụ hưởng chính sách, Phó Thủ tướng nêu rõ, không cho vay ưu đãi tràn lan, chỉ hỗ trợ người có nghề cá hoạt động hiệu quả, có khả năng tài chính và phương án sản xuất cụ thể; các đối tượng phải được chính quyền địa phương xác nhận, giới thiệu.
Việc đóng mới, nâng cấp tàu cá, tàu dịch vụ hậu cần được thực hiện thí điểm ở cấp cơ sở, từ đó, chính quyền địa phương sẽ quyết định nhân rộng ra toàn tỉnh.
Phó Thủ tướng cũng lưu ý Ngân hàng Nhà nước cần tăng cường tuyên truyền, minh bạch chính sách cho vay ưu đãi tới tận cơ sở, tránh tình trạng ngư dân không nắm hết chính sách, bị “cò mồi” lợi dụng để trục lợi. Cần có giải pháp để ngư dân tham gia thiết kế mẫu tàu, tránh việc cán bộ ngồi ở văn phòng thiết kế tàu nhưng không phù hợp nhu cầu ngư dân.
Khi thực hiện chính sách bảo hiểm tàu cá và bảo hiểm thuyền viên, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đề nghị Bộ Tài chính xây dựng theo hướng Nhà nước sẽ hỗ trợ chi trả trực tiếp cho doanh nghiệp bảo hiểm thay vì ngư dân phải mất thời gian, thủ tục tự chi trả bảo hiểm như hiện nay.
Phó Thủ tướng lưu ý các bộ, ngành liên quan xây dựng kế hoạch, tăng vốn đầu tư xây dựng hạ tầng nghề cá cho những năm tiếp theo để hỗ trợ hoạt động đánh bắt xa bờ, trong đó lựa chọn hoàn thành dứt điểm một số cảng cá quan trọng.
Có thể bạn quan tâm

Đến nay trên địa bàn huyện Gò Dầu đã hình thành 3 vùng nhân lúa giống tập trung ở 3 xã Phước Trạch, Cẩm Giang và Bàu Đồn.

Sáng 20-8, Sở Nông nghiệp và PTNT Hải Phòng phối hợp với huyện Thủy Nguyên tổ chức thả hơn 11 vạn cá giống nước ngọt ra sông Giá, huyện Thủy Nguyên, chủ yếu là cá mè, cá trắm đen, trắm cỏ, chép, rô phi.

Ông Huỳnh Văn Tâm, ngụ ấp Bình Phú I, xã Phú Bình (Phú Tân, An Giang) thành công với mô hình nuôi cá tai tượng trong ao hầm đạt lợi nhuận cao, góp phần đa dạng hóa nghề nuôi thủy sản ở địa phương. Hiện tại, ông Tâm đang mở rộng nuôi 20.000 con cá tai tượng. Loài thủy sản này dễ chăm sóc, ít hao hụt, đầu tư chi phí thấp hơn cá tra. Thức ăn chủ yếu là cám, cá biển, kèm thêm các loại lá cây, rau lang, rau muống...

Hơn 10 năm nay, xã Long Khánh A, huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) duy trì, phát triển mô hình chăn nuôi bò góp phần tạo việc làm, thu nhập cho người dân địa phương.

Tại huyện Đông Anh, Hà Nội, nhiều diện tích rau cải các loại, rau đay, cà tím, bí xanh…bị thối gốc do mưa kéo dài, trong đó, thiệt hại nhất là rau ăn lá. Trái với khung cảnh bận rộn trước đây, trên đồng rau chỉ lác đác vài nông dân đang làm đất, rắc phân, tạo hàng để chuẩn bị trồng lứa rau mới.