Triển Khai Chính Sách Hỗ Trợ Cho Cơ Sở Sản Xuất Giống Cây Trồng

Sáng 19/7, Trung tâm Phát triển cây trồng Hà Nội tổ chức Hội nghị Triển khai chính sách về hỗ trợ lãi suất vay vốn ưu đãi thuộc lĩnh vực trồng trọt, theo Quyết định 16/QĐ-UBND ngày 6/7/2012.
Theo đó, đối với lĩnh vực sản xuất giống cây trồng, giống lâm nghiệp, thành phố sẽ hỗ trợ lãi suất cho các cơ sở sản xuất giống cây trồng, giống lâm nghiệp xây dựng mới theo quy hoạch trên địa bàn Hà Nội. Mức hỗ trợ là 100% lãi suất tính theo lãi suất của Ngân hàng NN&PTNT, thời hạn tối đa 3 năm; mức vay tối đa được hưởng hỗ trợ là 70% giá trị đầu tư của dự án.
Đối với lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ sở sơ chế, chế biến, bảo quản nông sản, đối tượng được hỗ trợ là các dự án đầu tư cải tạo, nâng cấp, xây mới, có công suất tối thiểu 5 tấn/ngày trở lên (đối với nhà sơ chế rau, củ); công suất 10 tấn búp tươi/ngày trở lên (đối với cơ sở chế biến chè); quy mô tối thiểu 50.000 quả trứng/ngày (đối với cơ sở sơ chế trứng gia cầm các loại); thể tích tối thiểu 100m3 trở lên (đối với kho lạnh bảo quản giống, rau, củ, quả…). Mức hỗ trợ cũng được áp dụng như đối với lĩnh vực sản xuất giống cây trồng.
Ông Nguyễn Bá Sướng, Giám đốc Trung tâm Phát triển cây trồng Hà Nội cho biết, Trung tâm sẽ là đầu mối tiếp nhận hồ sơ và chi trả khoản hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở sơ chế, chế biến, bảo quản nông sản là các sản phẩm trồng trọt.
Có thể bạn quan tâm

Sở Khoa học và Công nghệ vừa tiến hành kiểm tra định kỳ Chương trình nông thôn miền núi đối với dự án “Ứng dụng công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá Lăng chấm tại Thái Nguyên”. Cơ quan thực hiện là Công ty cổ phần Đầu tư Tuấn Vinh.

Những năm qua, ngư dân Quảng Ngãi đã nhận được nhiều sự hỗ trợ để nâng cao hiệu quả đánh bắt. Mới đây, ngư dân Quảng Ngãi đã được thí điểm ứng dụng đèn LED vào khai thác hải sản xa bờ, mở ra thêm nhiều triển vọng mới, giúp giảm chi phí, nâng cao hiệu quả làm ăn.

Tính đến ngày 24-7, toàn Sóc Trăng tỉnh thả nuôi 30.988,2ha, đạt 68,86% kế hoạch; trong đó, tôm sú 15.529,3ha và tôm thẻ 15.458,9ha. Một trong những nguyên nhân làm tiến độ thả nuôi chậm là do nắng nóng kéo dài và đặc biệt giá tôm xuống thấp hơn cùng kỳ từ 20.000 – 50.000 đồng/kg… Nhưng nuôi tôm nước lợ không phải không có lối ra.

Ngày 28/7, tại TP Cần Thơ, Tổng cục Thủy sản đã phối hợp với các Sở NN&PTNT có diện tích nuôi cá tra lớn như An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long và Cần Thơ tổ chức Hội thảo phát triển bền vững ngành cá tra trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng. Phó Tổng cục trưởng Phạm Anh Tuấn đã chủ trì Hội thảo.

Cùng gia đình lập nghiệp tại vùng đất Ninh Mã (Vạn Thọ, Vạn Ninh, Khánh Hòa) từ năm 1997 với nhiều khó khăn, nhưng với khát vọng làm giàu, anh Lê Quang Toàn, hội viên nông dân xã Vạn Thọ đã vươn lên trở thành tỷ phú từ việc nuôi tôm.