Triển Khai Chính Sách Hỗ Trợ Cho Cơ Sở Sản Xuất Giống Cây Trồng

Sáng 19/7, Trung tâm Phát triển cây trồng Hà Nội tổ chức Hội nghị Triển khai chính sách về hỗ trợ lãi suất vay vốn ưu đãi thuộc lĩnh vực trồng trọt, theo Quyết định 16/QĐ-UBND ngày 6/7/2012.
Theo đó, đối với lĩnh vực sản xuất giống cây trồng, giống lâm nghiệp, thành phố sẽ hỗ trợ lãi suất cho các cơ sở sản xuất giống cây trồng, giống lâm nghiệp xây dựng mới theo quy hoạch trên địa bàn Hà Nội. Mức hỗ trợ là 100% lãi suất tính theo lãi suất của Ngân hàng NN&PTNT, thời hạn tối đa 3 năm; mức vay tối đa được hưởng hỗ trợ là 70% giá trị đầu tư của dự án.
Đối với lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ sở sơ chế, chế biến, bảo quản nông sản, đối tượng được hỗ trợ là các dự án đầu tư cải tạo, nâng cấp, xây mới, có công suất tối thiểu 5 tấn/ngày trở lên (đối với nhà sơ chế rau, củ); công suất 10 tấn búp tươi/ngày trở lên (đối với cơ sở chế biến chè); quy mô tối thiểu 50.000 quả trứng/ngày (đối với cơ sở sơ chế trứng gia cầm các loại); thể tích tối thiểu 100m3 trở lên (đối với kho lạnh bảo quản giống, rau, củ, quả…). Mức hỗ trợ cũng được áp dụng như đối với lĩnh vực sản xuất giống cây trồng.
Ông Nguyễn Bá Sướng, Giám đốc Trung tâm Phát triển cây trồng Hà Nội cho biết, Trung tâm sẽ là đầu mối tiếp nhận hồ sơ và chi trả khoản hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở sơ chế, chế biến, bảo quản nông sản là các sản phẩm trồng trọt.
Có thể bạn quan tâm

Mới xuất hiện tại TPHCM chưa đầy hai tuần, đại lý chưa kịp khai trương, giá bán cũng khá cao (40.000-45.000đ/kg) nhưng hàng tấn gạo thảo dược (ảnh) đã được bán hết với lý do sản phẩm này có chất kháng ung thư.

Huyện Châu Thành A (Hậu Giang) có đàn vịt khoảng 255.000 con. Bên cạnh nuôi vịt chạy đồng, nuôi nhốt trong ao mương, thì nhiều hộ dân còn làm chuồng nuôi vịt trên sông, nguy cơ phát tán dịch bệnh cao.

Cày ải để phơi đất là một giải pháp kỹ thuật đem lại nhiều lợi ích trong vụ lúa hè thu. Ngoài việc hạn chế mầm bệnh, sâu hại, cày ải còn có tác dụng cải tạo đồng ruộng làm cho đất tơi xốp và tăng độ màu mỡ của đất.

Vụ Đông Xuân 2012-2013, thành phố Phan Rang-Tháp Chàm đã thực hiện mô hình trồng thâm canh lúa theo 1 phải, 5 giảm với quy mô 10 ha tại thôn Công Thành, xã Thành Hải.

Nhờ biết cách chăm sóc tiêu theo hướng bền vững mà anh đã giữ được vườn tiêu xanh tốt trong nhiều năm nay. Việc trồng tiêu với nhiều bà con thì là một sự may rủi nhưng với anh thì hoàn toàn chủ động trước dịch bệnh lan tràn trên cây tiêu.