Triển khai cấp mã số cho vùng trồng xoài Cao Lãnh

Ông Lê Văn Chấn, phó chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) Đồng Tháp cho biết đơn vị đang triển khai thực hiện quy trình cấp mã vùng cho diện tích xoài khu vực TP. Cao Lãnh.
Sau đó thông tin sẽ được trình để Cục BVTV cấp mã số giúp trái xoài Đồng Tháp dễ dàng xuất khẩu ra thị trường thế giới.
Đây là hoạt động tiếp theo sau khi trái xoài cát chu Đồng Tháp chính thức có mặt tại hệ thống các siêu thị tại Nhật Bản đầu tháng này.
Theo đó để được cấp mã số, vùng trồng xoài phải canh tác theo quy trình VietGAP, GlobalGAP, có ghi chép nhật ký phun xịt, chăm sóc, có biện pháp quản lý dịch hại và đặc biệt phải tuân thủ danh sách các loại hóa chất bảo vệ thực vật mà phía đối tác đưa ra.
Việc cấp mã vùng cho cây ăn trái nhằm giám sát chặt chẽ dịch hại và phòng trừ kịp thời, đúng kỹ thuật, để sản phẩm được nhập khẩu vào các nước trên thế giới.
Theo số liệu của Sở NN&PTNT tỉnh Đồng Tháp, toàn tỉnh hiện có hơn 9.300ha đất trồng xoài, trong đó diện tích đang cho trái khoảng hơn 8.300ha, sản lượng bình quân hơn 87.000 tấn/năm.
Giống chủ lực là xoài Cát Chu và xoài Cát Hòa Lộc, tập trung chủ yếu ở huyện Cao Lãnh và TP. Cao Lãnh.
Có thể bạn quan tâm

Sinh sống tại những địa phương miền núi còn nhiều khó khăn, nhưng với ý chí quyết tâm làm giàu, những nông dân miền sơn cước đã xây dựng nhiều mô hình chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế...

Trạm Khuyến nông huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang đang triển khai mô hình hỗ trợ 19 hộ dân tộc thiểu số nghèo tại xã Cấm Sơn và Tân Mộc nuôi dê với kinh phí 100 triệu đồng từ ngân sách huyện.

Tại Việt Nam, Luật An toàn thực phẩm được xây dựng theo nguyên tắc quản lý toàn bộ chuỗi sản xuất, kinh doanh thực phẩm “từ trang trại đến bàn ăn”. Tuy nhiên, vấn đề truy xuất nguồn gốc sản phẩm đang gặp nhiều khó khăn, nhất là các cơ sở sản xuất nhỏ, lẻ.

Kinh tế biển được xác định là mũi nhọn vô cùng quan trọng đối với Cà Mau. Thế nhưng, với một lượng lớn tàu công suất nhỏ đang ngày đêm xâm hại nguồn lợi thuỷ sản ven bờ thì vấn đề phát triển bền vững vẫn là bài toán chưa có giải đáp hợp lý. Chuyển đổi ngành nghề nhằm giảm áp lực cho khu vực tái sinh ven biển đang cần thiết và cấp bách để tiến tới mục tiêu giàu lên từ biển.
Phát huy lợi thế là địa phương đầu nguồn, nhiều năm qua, người dân TX.Hồng Ngự (Đồng Tháp) phát triển mạnh nghề nuôi cá bè trên sông đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho sự phát triển kinh tế hộ và đóng góp vào tỉ trọng phát triển của kinh tế thị xã.