Triển khai cấp mã số cho vùng trồng xoài Cao Lãnh

Ông Lê Văn Chấn, phó chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) Đồng Tháp cho biết đơn vị đang triển khai thực hiện quy trình cấp mã vùng cho diện tích xoài khu vực TP. Cao Lãnh.
Sau đó thông tin sẽ được trình để Cục BVTV cấp mã số giúp trái xoài Đồng Tháp dễ dàng xuất khẩu ra thị trường thế giới.
Đây là hoạt động tiếp theo sau khi trái xoài cát chu Đồng Tháp chính thức có mặt tại hệ thống các siêu thị tại Nhật Bản đầu tháng này.
Theo đó để được cấp mã số, vùng trồng xoài phải canh tác theo quy trình VietGAP, GlobalGAP, có ghi chép nhật ký phun xịt, chăm sóc, có biện pháp quản lý dịch hại và đặc biệt phải tuân thủ danh sách các loại hóa chất bảo vệ thực vật mà phía đối tác đưa ra.
Việc cấp mã vùng cho cây ăn trái nhằm giám sát chặt chẽ dịch hại và phòng trừ kịp thời, đúng kỹ thuật, để sản phẩm được nhập khẩu vào các nước trên thế giới.
Theo số liệu của Sở NN&PTNT tỉnh Đồng Tháp, toàn tỉnh hiện có hơn 9.300ha đất trồng xoài, trong đó diện tích đang cho trái khoảng hơn 8.300ha, sản lượng bình quân hơn 87.000 tấn/năm.
Giống chủ lực là xoài Cát Chu và xoài Cát Hòa Lộc, tập trung chủ yếu ở huyện Cao Lãnh và TP. Cao Lãnh.
Có thể bạn quan tâm

Xuất khẩu thủy sản liên tục giảm do cá tra bị áp thuế chống bán phá giá cao; tôm cạnh tranh với Ấn Độ và Indonesia.

Với 577 phiếu chống, 75 phiếu thuận và 38 phiếu trắng, Nghị viện châu Âu đã phủ quyết dự luật do Ủy ban châu Âu đề xuất với nội dung cho phép các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu tự quyết định việc hạn chế hoặc cấm mua bán và sử dụng thực phẩm biến đổi gen (GMO).

Ngày 29/10, tại hội nghị Kiểm soát an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu. Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vũ Văn Tám nhấn mạnh, việc sử dụng kháng sinh, hóa chất trong ngành thủy sản hiện nay đang trong tình trạng báo động.

Cây chè cho thu nhập ổn định của một vùng nông nghiệp rộng lớn tại Bảo Lâm, Bảo Lộc. Gắn bó với người nông dân nhưng từ nhiều năm nay, cây chè vẫn đang phát triển khá tự phát, người trồng chè chưa chú trọng tới năng suất, chất lượng đi kèm với bảo vệ môi trường bền vững.

Trước tình hình hơn 2.000 tấn chè ô long của Lâm Đồng bị tồn kho không bán được, UBND tỉnh Lâm Đồng đã có công văn đề nghị Hiệp hội Chè Việt Nam vào cuộc trợ giúp.