Trị Ruồi Đục Trái Hiệu Quả

Mới đây, nhiều nhà vườn trồng vải thiều, na (mãng cầu ta), nhãn, mận, ổi, xoài hay nông dân trồng khổ qua, dưa leo, bầu bí, đậu ở các tỉnh miền Bắc như: Hưng Yên, Hải Dương, Hà Tây, Yên Bái và một số tỉnh phía Nam: Đồng Nai, Vĩnh Long, Hậu Giang, An Giang phản hồi sau quá trình sử dụng bẫy ruồi đục trái bằng thuốc Flykil 95EC thu nhận hiệu quả rất khả quan. Thời kỳ cho trái tới thu hoạch đạt phẩm chất trái ngon, tỉ lệ bị ruồi đục phá giảm xuống mức rất thấp, không đáng kể. Đặc biệt Flykil có hàm lượng chất dẫn dụ cao, thời gian sử dụng lâu tới 20-30 ngày, dễ sử dụng và đảm bảo an toàn nông sản, không ảnh hưởng sức khỏe cho người và súc vật.
TS Trần Văn Hai, Bộ môn BVTV Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ dẫn giải, Flykil là thuốc có chứa hoạt chất Methyl Eugenol – chất hấp dẫn ruồi đực và Naled là chất xông hơi cùng với chất phụ gia. Thuốc này được pha trộn sẵn, dễ dùng đặt vào bẫy để dẫn dụ và loại bỏ ruồi đực để không gây hại trái. Dùng loại thuốc này muốn đạt hiểu quả phải bố trí bẫy theo sơ đồ có khoảng cách hợp lý trong vườn và phải đặt đồng loạt. Hiện nay trên thị trường Flykil là một trong ba chế phẩm sinh học thương mại dùng để dẫn dụ ruồi đực. Đây là phương pháp an toàn môi trường, có thể thay thế phun xịt thuốc BVTV.
Có thể bạn quan tâm

Sáng 26/4, Sở NN-PTNT phối hợp với UBND huyện Sơn Hòa và Sông Hinh thả gần 60kg cá giống (tương đương khoảng 12.500 con) vào hồ thủy điện Sông Ba Hạ nhằm tái tạo các loại cá giống nước ngọt tại địa phương, với các loại cá trê, lóc, chép, trắm cỏ, rô đồng…

Cây bí đỏ đã bén rễ đất Xuân Đông (huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai) được hơn 10 năm. Nhiều hộ dân đã có thu nhập khá từ loại cây này, nhưng có lẽ đây là năm đầu tiên người trồng bí bị mất giá lẫn thất mùa.

Về xã Tân Ước (huyện Thanh Oai, Hà Nội) hỏi thăm tình hình chăn nuôi sẽ được người dân ở đây chỉ ngay đến ông Long "chung cư lợn". Ông có cái tên như vậy bởi ông là người đầu tiên ở khu vực (mà cũng là người đầu tiên trên địa bàn thành phố) mạnh dạn thay đổi phương thức chăn nuôi, đưa lợn lên nuôi ở tầng cao nhằm tiết kiệm diện tích, giảm chi phí trong chăn nuôi.

Cùng với việc quy hoạch phát triển diện tích nuôi tôm công nghiệp tập trung đạt diện tích 10.000 ha đến năm 2015, tỉnh Cà Mau chú trọng mở rộng quy mô nuôi tôm theo quy trình VietGAP tại các huyện: Cái Nước, Đầm Dơi, Phú Tân, Năm Căn, Ngọc Hiển. Phát triển nuôi tôm công nghiệp theo quy trình VietGAP, nhằm mục tiêu năng cao nâng suất, chất lượng mặt hàng thủy sản, cung cấp nguồn nguyên liệu sạch phục vụ cho các nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu trên địa bàn tỉnh.

Những năm gần đây, nghề nuôi cá mú ở đầm Cù Mông (TX Sông Cầu) phát triển mạnh đã giúp nhiều hộ dân thoát nghèo, có hộ thu nhập khá. Tuy nhiên, do người nuôi không tuân thủ lịch thời vụ, thả nuôi với mật độ quá dày, không thường xuyên vệ sinh lồng, bè nuôi… đã khiến cho tình trạng ô nhiễm môi trường nước vùng nuôi ngày càng trầm trọng và xảy ra dịch bệnh.