Trị Ruồi Đục Trái Hiệu Quả

Mới đây, nhiều nhà vườn trồng vải thiều, na (mãng cầu ta), nhãn, mận, ổi, xoài hay nông dân trồng khổ qua, dưa leo, bầu bí, đậu ở các tỉnh miền Bắc như: Hưng Yên, Hải Dương, Hà Tây, Yên Bái và một số tỉnh phía Nam: Đồng Nai, Vĩnh Long, Hậu Giang, An Giang phản hồi sau quá trình sử dụng bẫy ruồi đục trái bằng thuốc Flykil 95EC thu nhận hiệu quả rất khả quan. Thời kỳ cho trái tới thu hoạch đạt phẩm chất trái ngon, tỉ lệ bị ruồi đục phá giảm xuống mức rất thấp, không đáng kể. Đặc biệt Flykil có hàm lượng chất dẫn dụ cao, thời gian sử dụng lâu tới 20-30 ngày, dễ sử dụng và đảm bảo an toàn nông sản, không ảnh hưởng sức khỏe cho người và súc vật.
TS Trần Văn Hai, Bộ môn BVTV Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ dẫn giải, Flykil là thuốc có chứa hoạt chất Methyl Eugenol – chất hấp dẫn ruồi đực và Naled là chất xông hơi cùng với chất phụ gia. Thuốc này được pha trộn sẵn, dễ dùng đặt vào bẫy để dẫn dụ và loại bỏ ruồi đực để không gây hại trái. Dùng loại thuốc này muốn đạt hiểu quả phải bố trí bẫy theo sơ đồ có khoảng cách hợp lý trong vườn và phải đặt đồng loạt. Hiện nay trên thị trường Flykil là một trong ba chế phẩm sinh học thương mại dùng để dẫn dụ ruồi đực. Đây là phương pháp an toàn môi trường, có thể thay thế phun xịt thuốc BVTV.
Có thể bạn quan tâm

Hàm Yên là huyện có nhiều điều kiện để phát triển chăn nuôi trâu bò, đặc biệt là phát triển chăn nuôi trâu ngố. Nhiều năm nay việc phát triển chăn nuôi trâu ở Hàm Yên không chỉ lấy sức kéo, mà còn tạo nên hàng hóa mang lại hiệu quả kinh tế cho nhiều hộ gia đình..

Tận dụng cánh đồng trong bờ bao, người dân ở xã Khánh Hòa (Châu Phú), xã Hòa Lạc (Phú Tân - An Giang) đào vuông nuôi cá lóc bố mẹ. Sau thời gian chăm sóc khoảng 4 tháng, cá bố mẹ sinh sản.

Xã Mường Đun, huyện Tủa Chùa có 130ha ruộng, trong đó 97ha cấy được 2 vụ lúa/năm. Những năm gần đây, nhờ được đầu tư xây dựng hệ thống công trình thủy lợi, nông dân được tập huấn kỹ thuật canh tác nên các loại cây trồng chủ lực, giống lúa năng suất cao, chất lượng tốt được đưa vào sản xuất đại trà. Nhờ đó, năng suất và sản lượng lúa của xã tăng 1,5 lần so với 10 năm trước đây, bình quân vụ chiêm đạt 56 tạ/ha, vụ mùa 47 tạ/ha.

Sau những khó khăn từ năm 2010, với tinh thần vượt lên khó khăn, được sự quan tâm, chỉ đạo của tỉnh và Tập đoàn Công nghiệp cao su (CNCS) Việt Nam, thời gian qua, Công ty Cổ phần cao su (CPCS) Hà Giang đã thực hiện tốt nhiệm vụ nghiên cứu và đưa vào trồng thử nghiệm giống cao su có thể thích nghi với thời tiết tỉnh nhà. Hơn 1 năm triển khai trồng thử nghiệm giống cao su chịu lạnh và từ thực tế những cây đã trồng cách đây gần 5 năm, đã và đang củng cố niềm tin cho tương lai phát triển cây cao su.

Kinh tế trang trại, hợp tác xã là điều kiện không thể thiếu trong việc thúc đẩy xây dựng nông thôn mới hiện nay. Ở huyện Hàm Yên, thời gian gần đây, cùng với việc hình thành các vùng chuyên canh tập trung, sự ra đời của các trang trại và hợp tác xã (HTX) đã tạo một cú huých đáng kể trong thúc đẩy kinh tế - xã hội khu vực nông thôn..