Trang chủ / Cá nước mặn / Cá mú

Trị Bệnh Do Vi Khuẩn Vibrio Ở Cá Mú

Trị Bệnh Do Vi Khuẩn Vibrio Ở Cá Mú
Ngày đăng: 03/06/2013

Tình trạng cá mú chết hàng loạt đang xảy ra tại vùng nuôi thủy sản xã Xuân Thịnh (thị xã Sông Cầu, Phú Yên), với biểu hiện lở loét khắp cơ thể cá tương tự như ở xã Bình Thuận, Bình Sơn, Quảng Ngãi.

Trạm Thú y thị xã Sông Cầu nhận định: “Nguyên nhân gây bệnh là do thời tiết nắng nóng bất thường làm nhiệt độ môi trường nước tăng cao, mật độ nuôi dày trong khi người dân ít quan tâm vệ sinh lồng bè nên mầm bệnh phát triển nhanh”.

Trong bài viết đăng trên trang web uv-vietnam.com.vn, TS Võ Văn Nhã (Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III) cho biết, cá mú bị bệnh do vi khuẩn Vibrio sp. gây ra thường có các biểu hiện khác nhau như mắt lồi và mù mắt, hay lở loét, xuất huyết cơ thể.

Trong đó, hiện tượng lở loét, xuất huyết cơ thể ở cá là chủ yếu với các biểu hiện da cá sẫm màu, xuất hiện các đốm đỏ trên thân và tại các đốm đỏ này bắt đầu lở loét dần dần và lan rộng ra xung quanh. Cùng với đó là sự xuất huyết miệng, vây, hậu môn và đuôi cá.

TS Võ Văn Nhã khuyến cáo các biện pháp tổng hợp phòng bệnh do Vibrio sp. gây ra ở cá mú là: Thả cá mú với mật độ nuôi vừa phải. Không làm cá bị sây sát hay trầy xước trong quá trình nuôi. Hạn chế tác nhân gây bệnh có nguồn gốc từ cá tạp. Không cho cá ăn thức ăn tươi sống bị ôi, thiu. Vào các tháng trước mùa xuất hiện bệnh vi khuẩn xảy ra (mùa hè và nhất là vào lúc giao mùa), sử dụng vitamin tổng hợp và các khoáng chất nhằm tăng cường sức kháng bệnh cho cá.

Các biện pháp trị bệnh do vi khuẩn Vibrio sp. ở cá mú:

Bước 1: Tắm cá mú bị bệnh bằng các loại hóa chất sát trùng như: Thuốc tím (KMnO4) trong 30 phút, liều sử dụng 7-10g/m3 nước; Iốt (Iodine) trong 30 phút, liều sử dụng 10-15 g/m3; cải thiện môi trường nước nuôi (nếu có thể được).

Bước 2: Trộn vào thức ăn cho cá ăn thức ăn có trộn thuốc kháng sinh Sulfamethoxazole/ Trimethoprime với liều 50-70mg/kg cá/ngày cho cá ăn liên tục 5-7 ngày.

Bước 3: Trộn vào thức ăn cho cá ăn thức ăn có bổ sung vitamin tổng hợp, đặc biệt là vitamin C với liều 50mg/kg cá/ngày và men tiêu hóa (Lactobacillus sp., Bacillus subtilis) với liều 100-200mg/kg cá/ngày cho cá ăn liên tục 7 ngày.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi cá mú lai bằng thức ăn công nghiệp Nuôi cá mú lai bằng thức ăn công nghiệp

Tại Việt Nam bước đầu nghiên cứu và sản xuất thành công con giống cá mú lai này. Đây là đối tượng thuỷ sản có giá trị kinh tế được người nuôi thương phẩm

19/12/2020
Phòng bệnh hoại tử thần kinh trên cá mú lồng Phòng bệnh hoại tử thần kinh trên cá mú lồng

Virus gây bệnh hoại tử thần kinh (VNN) đã lan rộng ở khắp nơi trên thế giới với số lượng loài cá biển cảm nhiễm ngày một gia tăng (Munday và Nakai 1997)

19/12/2020
Cách mạng hóa nghề nuôi cá mú Cách mạng hóa nghề nuôi cá mú

Sự tăng trưởng của nghề nuôi cá mú đã bị kìm hãm bởi những khó khăn trong giai đoạn ương ấu trùng. Tuy nhiên, theo CFEED, việc sử dụng giáp xác chân chèo

28/12/2020
Củ điền thất thúc đẩy nhanh tăng trưởng của cá mú Củ điền thất thúc đẩy nhanh tăng trưởng của cá mú

Nghiên cứu cho thấy củ điền thất là loại thảo mộc có tiềm năng rất lớn trong nuôi trồng thủy sản nhất là với các loài cá mú.

08/04/2021
Kỹ thuật nuôi cá mú lồng bè Kỹ thuật nuôi cá mú lồng bè

Vị trí nuôi – Lồng bè nuôi cần đặt ở vùng eo, vịnh hay mặt sau của đảo. – Tránh nơi sóng to, gió lớn có thể làm hư hỏng lồng, trôi thức ăn

06/08/2021