Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trên 7.300ha Lúa Nhiễm Các Loại Sâu Bệnh Hại

Trên 7.300ha Lúa Nhiễm Các Loại Sâu Bệnh Hại
Ngày đăng: 04/09/2014

Vụ mùa năm nay, toàn tỉnh gieo cấy được trên 39 nghìn ha lúa, trong đó diện tích lúa mùa sớm chiếm khoảng 60%. Hiện nay, lúa mùa sớm đang trong giai đoạn chín sữa - chín sáp, lúa mùa trung giai đoạn làm đòng- trỗ bông, lúa mùa muộn giai đoạn cuối đẻ nhánh.

Tuy nhiên, do điều kiện thời tiết nên nhiều loại sâu bệnh đang phát triển và gây hại cho cây lúa. Trong đó, diện tích lúa nhiễm bệnh khô văn khá cao, trên 7.000 ha, cao hơn khoảng 10% so với cùng kỳ năm ngoái; tỷ lệ hại trung bình 4-18%, nơi cao 30-50%, cục bộ 60-70% /dảnh bị hại. Dự báo thời gian tới, bệnh tiếp tục gây hại trên phạm vi rộng với tỷ lệ hại cao hơn.

Tiếp đến là sâu đục thân 2 chấm, diện tích bị nhiễm khoảng 230ha, mật động trung bình 1-4 con/m2, nơi cao 5-10 con/m2, cục bộ 20 con/m2 (như ở Phú Bình). Thời gian tới, sâu non có thể gây bông bạc trên trà lúa mùa trung trỗ từ giữa tháng 9 đến cuối tháng 9, gây ung đòng trên trà mùa muộn với tỷ lệ hại cao.

Riêng với rầy lưng trắng, diện tích lúa bị nhiễm trên 120ha, thấp hơn 20-30% so với cùng kỳ mọi năm. Mật độ nhiễm trung bình 150- 400 con/m2, nơi cao 1.200-1.500 con/m2, cục bộ 2.000- 3.000 con/m2, ( như ở thị xã Sông Công, thành phố Thái Nguyên và các huyện Phú Bình, Phú Lương, Đồng Hỷ, Đại Từ, Võ Nhai).

Cá biệt như ở thị xã Sông Công, có nơi mật độ nhiễm 5.000-6,000 con/ m2. Dự báo trong thời gian tới, mật độ rầy tiếp tục tăng cao, có khả năng gây cháy trên diện rộng  từ đầu nửa đầu tháng 9 nếu không được phòng trừ kịp thời.

Để hạn chế thấp nhất thiệt hại do sâu bệnh gây ra, Chi cục Bảo vệ Thực vật (BVTV) đã đề nghị các phòng chuyên môn, trạm BVTV các huyện, thành phố, thị xã tăng cường kiểm tra đồng ruộng, theo dõi chặt chẽ diễn biến của sâu bệnh hại, căn cứ vào thực tế sản xuất tại địa phương chủ động tham mưu, đề xuất và hướng dẫn nông dân các biện pháp phòng trừ hiệu quả, phù hợp.


Có thể bạn quan tâm

Ông Hồng Làm Giàu Bằng Nghề Nông Ông Hồng Làm Giàu Bằng Nghề Nông

Ở thôn Dương Sơn xã Tam Sơn (thị xã Từ Sơn) có mô hình sản xuất tổng hợp của gia đình ông Ngô Mạnh Hồng gồm 1,5 mẫu ruộng khoán, một khu riêng biệt nuôi gà đẻ trứng với diện tích gần 100m2, cùng với 13ha ruộng thuê để sản xuất khoai tây giống.

18/06/2013
Người Phụ Nữ Không Cam Chịu Đói Nghèo Người Phụ Nữ Không Cam Chịu Đói Nghèo

Men theo con đường đất chúng tôi tìm về nhà chị Bùi Thị Trạm ở xóm Dài xã Bình Chân, huyện Lạc Sơn. Đón tôi là một người phụ nữ dáng vẻ lam lũ nhưng khuôn mặt rạng rỡ với nụ cười xởi lởi. Nhìn cơ ngơi của chị, khó ai có thể tin rằng trước đây chị là một hộ nghèo trong xã.

18/06/2013
Khá Lên Nhờ Ương Nuôi Cá Lóc Giống Khá Lên Nhờ Ương Nuôi Cá Lóc Giống

Từ hai bàn tay trắng, nhưng nhờ áp dụng mô hình nuôi cá lóc mà anh Thái Văn Luông (39 tuổi, ngụ ấp Khánh Lợi, xã Khánh Hòa, huyện Châu Phú - An Giang) đã khá lên. Có được sự thành công ban đầu, anh mua đất đầu tư mở rộng mô hình ương nuôi cá lóc giống cũng mang lại hiệu quả cao.

19/06/2013
Cánh Đồng Mẫu Lớn Ở Miền Bắc Chệch Choạc Bốn Nhà Cánh Đồng Mẫu Lớn Ở Miền Bắc Chệch Choạc Bốn Nhà

Một trong những giải pháp để hình thành cánh đồng mẫu lớn là sự liên kết chặt chẽ giữa 4 nhà (Nhà nước, nhà nông, nhà doanh nghiệp và nhà khoa học). Thế nhưng từ cách làm theo kiểu “cắm biển, ghi tên” ở 2 tỉnh Thái Bình, Nam Định mà chúng tôi đã phản ánh, thì mối liên kết ấy hầu như không có gì, nếu có thì cũng rất sơ sài, lỏng lẻo.

19/06/2013
Khó Cứu Người Trồng Lúa Khó Cứu Người Trồng Lúa

Việc thu mua tạm trữ 1 triệu tấn quy gạo vụ hè thu ở khu vực ĐBSCL đã triển khai từ 15.6, nhưng 4 ngày qua giá lúa vẫn không tăng, nông dân vẫn chưa được hưởng lợi...

19/06/2013