Trên 6.400 Tỷ Đồng Cho Vay Phục Vụ Phát Triển Nông Nghiệp Nông Thôn

Năm 2014, tỉnh ta tập trung huy động nguồn vốn tín dụng, đáp ứng nhu cầu vốn vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Doanh số cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh Thái Nguyên là 5.810 tỷ đồng; tổng dư nợ đến ngày 31-12-2014 là 4.146 tỷ đồng, chiếm 73,2% tổng dư nợ. Trong đó, doanh nghiệp vay 617 tỷ đồng; hộ sản xuất vay 3.529 tỷ đồng với 49.786 khách hàng.
Tổng dư nợ cho vay phục vụ nông nghiệp nông thôn theo các lĩnh vực: trồng trọt, chăn nuôi, thu mua lương thực; chế biến bảo quản nông, lâm, thuỷ sản; phát triển ngành nghề nông thôn…
Các nguồn vốn khác như: Quỹ hỗ trợ nông dân cấp tỉnh được cấp thêm 3 tỷ đồng, nâng tổng số quỹ hội lên gần 5,2 tỷ đồng giải ngân cho 6 dự án, 126 hộ vay; giải ngân quay vòng và gia hạn 124 tỷ đồng cho 66 hộ vay. Quỹ hỗ trợ nông dân Trung ương cấp mới 1,5 tỷ đồng cho 4 dự án, 59 hộ vay; giải ngân quay vòng 2,85 tỷ đồng, tổng dư nợ Quỹ hỗ trợ nông dân Trung ương do tỉnh quản lý là 8,15 tỷ đồng.
Vốn giải quyết việc làm giải ngân mới và quay vòng là 676 triệu đồng cho 2 dự án với 47 hộ vay. Vốn uỷ thác của Ngân hàng Chính sách Xã hội qua tổ chức Hội Nông dân: tổng dư nợ tính đến ngày 30-9-2014 là 625 tỷ đồng cho 28.519 hội viên vay...
Có thể bạn quan tâm

Ông Huỳnh Văn Năng ở ấp Phước Hòa A, thị trấn Cù Lao Dung, huyện Cù Lao Dung (Sóc Trăng) cho biết: “Vụ này tôi trồng 4 công khoai mì chỉ bán được hơn 5 triệu đồng, trừ hết các chi phí như phân bón, thuốc BVTV, thuê nhân công thu hoạch coi như công sức mấy tháng trời chẳng thu được đồng nào. Người trồng càng nhiều càng lỗ nặng hơn”.

Trồng thanh long sau Long An nhưng Bình Thuận nhanh chóng trở thành thủ phủ của cây này với 24.000 ha, gấp 1.000 lần so với cách đây 20 năm. Năm 1990, anh Trần Ngọc Hiệp bán chiếc xe máy Honda 67 mua được 3 ha đất tại Hàm Thuận Nam đã trồng thử và điều bất ngờ đã đến, đất đai tại Bình Thuận còn hợp thanh long hơn so với Long An, nơi anh lấy giống. Rồi từ 3 ha đấy anh phát triển lên 30, 70, 100, 300 ha.

Diện tích lúa thơm tiếp tục mở rộng SX theo hướng hợp tác liên kết. Nhiều doanh nghiệp ký hợp đồng với nông dân SX trên cánh đồng lớn. Trong khi đó, gạo thơm có ưu thế trên thị trường.

Trao đổi với NNVN chiều 16/12, ông Nguyễn Xuân Hồng - Cục trưởng Cục BVTV (Bộ NN-PTNT), đơn vị đầu mối được giao kiểm dịch các mặt hàng có nguồn gốc thực vật trước khi XNK vào Việt Nam cho biết, bắt đầu từ ngày 1/1/2015 Việt Nam sẽ tạm dừng cấp phép NK các mặt hàng trái cây có xuất xứ từ Úc (Australia).

Vụ ĐX 2014- 2015 Hậu Giang gieo cấy hơn 75.000 ha lúa, gần 10% diện tích đã được các DN bao tiêu sản phẩm, không chỉ giúp nhà nông giảm áp lực đầu ra hạt lúa mà còn tháo gỡ một phần khó khăn cho địa phương.