Trên 30% diện tích tôm nuôi đã bị nhiễm bệnh
Cụ thể, diện tích tôm nuôi bị nhiễm dịch bệnh tính đến ngày 8-6 là 352,96 ha của 496 hộ, tăng 12 hộ và 8,725 ha so với ngày 7-6.
Đến nay, tổng số hóa chất đã nhập phục vụ công tác dập dịch là 78,755 tấn (trong đó, 71 tấn chlorine từ Quỹ Dự trữ Quốc gia, 7,755 tấn vicato từ nguồn dự trữ Chi cục Thú y tỉnh). Ngoài ra còn sử dụng Iotrin dự trữ của Trạm Thú y thành phố dùng để tiêu độc khử trùng dụng cụ thu hoạch, phương tiện vận chuyển trước khi ra khỏi cơ sở nuôi và vùng dịch.
Hiện các Tổ công tác đặc biệt chống dịch tôm nuôi trên địa bàn TP Móng Cái tiếp tục xuống địa bàn, tổ chức dập dịch tại chỗ khi phát hiện hộ nuôi có tôm bị bệnh. Riêng trong ngày 8-6, các tổ công tác đã cho xử lý đầm 17 hộ với 3.426 kg hóa chất chlorine để khử trùng, nâng tổng số hóa chất đã xử lý đến nay là 17.607 kg hóa chất các loại.
TP Móng Cái vẫn tiếp tục tuyên truyền đến từng hộ dân thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, tránh bùng phát, lây lan; giám sát chặt chẽ đến từng hộ nuôi tôm đã phát dịch bệnh, yêu cầu thực hiện tốt các biện pháp cách ly, không xả nước ra ngoài khi chưa khử trùng nước trong đầm và thả giống nuôi trong thời gian dịch bệnh chưa chấm dứt.
Đồng thời, thực hiện điều tra, khảo sát nắm bắt tình hình dịch bệnh trên địa bàn các xã, phường, hàng ngày báo cáo kịp thời để chỉ đạo các biện pháp phòng, chống dịch.
Có thể bạn quan tâm

Cây ăn trái được xác định là một trong những mặt hàng nông sản thế mạnh của vùng ĐBSCL, tuy nhiên việc phát triển vườn cây ăn trái chưa được như mong muốn bởi giá cả lên xuống thất thường, đầu ra thiếu ổn định. Xây dựng vùng chuyên canh cây ăn trái quy mô lớn, chất lượng cao để phục vụ tiêu thụ nội địa và đáp ứng nhu cầu xuất khẩu đang là vấn đề cấp bách đặt ra.

Ngày 8-7-2015, UBND tỉnh Bến Tre ban hành Chỉ thị số 01 về việc nghiêm cấm nhân, nuôi, phát tán đuông dừa trên địa bàn tỉnh. Đuông dừa được xác định là một trong những sinh vật gây hại trực tiếp đối với cây dừa, thuộc họ vòi voi, bộ cánh cứng, phân bố rộng trên các vùng trồng dừa của Bến Tre và cả nước. Đây là loại côn trùng gây hại nguy hiểm nhất cho cây dừa, rất khó phát hiện.

Với mã số được cấp (PUC) là DE.09.02.01.001, Tổ hợp tác sản xuất nhãn tiêu da bò xã Tân Hạnh (Long Hồ) là đơn vị đầu tiên của tỉnh Vĩnh Long vinh dự được Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) Vĩnh Long hỗ trợ xây dựng mô hình khắc phục bệnh chổi rồng và đủ điều kiện để cấp mã số vùng trồng theo các chỉ tiêu đảm bảo yêu cầu vệ sinh thực phẩm và tuân thủ quy định về kiểm dịch thực vật của Bộ Nông nghiệp Mỹ.

Thời điểm này, nông dân Bắc Hà (Lào Cai) đang vào cuối vụ thu hoạch quả lê.

Nằm trong Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Phú Yên, Tổ hợp tác trang trại Sơn Ngọc (thôn Ngọc Sơn Tây, xã Hòa Quang Bắc, huyện Phú Hòa) thường xuyên tìm những loại cây trồng mới, ứng dụng kỹ thuật mới để cho ra sản phẩm chất lượng. Mãng cầu đang là sản phẩm nổi bật của tổ hợp tác này.