Trên 3.000 Tấn Ngao Trắng Bến Tre Chưa Có Đầu Ra, Nông Dân Lo Lắng Ở Nga Sơn (Thanh Hóa):

Trung tuần tháng 4-2013, chúng tôi có mặt tại vùng bãi bồi ven biển huyện Nga Sơn, anh Trần Văn Đạo, xóm 5, xã Nga Liên (chủ đồng ngao 30 ha) và nhiều nông dân nuôi ngao trong vùng, cho biết: hiện nay đang vào mùa thu hoạch ngao thương phẩm, thời điểm này các năm trước giá ngao đạt từ 23 đến 25.000 đồng/1 kg, nay giảm xuống còn 11.000 đồng/1kg (tại bãi).
Trước đây, mỗi tháng gia đình thu hoạch, xuất bán cho tư thương hàng chục tấn ngao, nay chỉ bán lẻ được một vài tấn. Từ đầu năm 2013 đến nay, ngao không những rớt giá mạnh mà còn tồn bãi với sản lượng lớn. Tiền mua giống, đầu tư cải tạo do vùng bãi triều của huyện sâu, dốc và lầy bùn, nay lại thêm tiền thuê người trông coi bãi ngao lên đến hơn 200 triệu đồng/1 ha, hàng chục hộ nuôi ngao của huyện Nga Sơn đang lo lắng vì chưa thu hồi được vốn đầu tư.
Trao đổi với đồng chí Mai Xuân Tạc, chuyên viên Phòng Nông nghiệp huyện Nga Sơn, chúng tôi được biết, huyện đã quy hoạch vùng bãi triều ven biển 700 ha nuôi ngao. Hiện các hộ dân trong huyện, chủ yếu ở các xã như Nga Liên, Nga Tiến đã nuôi với diện tích 400 ha. Các năm trước đây, khi bà con thu hoạch ngao, nhiều thương lái về tận bãi thu mua, vận chuyển bằng ô tô với số lượng lớn phục vụ xuất khẩu.
Thị trường tiêu thụ ổn định, giá bán ngao thương phẩm luôn ở mức cao, sau khi trừ mọi chi phí, nhiều hộ nuôi ngao có lãi từ 150 đến 200 triệu đồng/1 ha/năm. Từ cuối năm 2012 đến nay, thị trường tiêu thụ ngao Trung Quốc đột ngột đóng cửa, thương lái không thu mua ngao số lượng lớn, bà con chủ yếu tiêu thụ lẻ. Hiện tại, trên 3.000 tấn ngao thương phẩm của nông dân trong huyện quá lứa tồn đọng trong các bãi nuôi chưa có đầu ra, nhiều hộ dân phải thêm chi phí trông coi, chậm thu hồi vốn, nên chưa đầu tư thả giống vụ mới.
Có thể bạn quan tâm

Hơn một tháng qua, nhiều hộ nuôi tôm hùm xuất khẩu ở đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) hoang mang, lo lắng do tình trạng tôm chết không rõ nguyên nhân có chiều hướng gia tăng.

Ngành thủy sản Việt Nam nên thành lập một liên minh trách nhiệm xã hội (CSR), với mục tiêu giúp ngành này phát triển bền vững thông qua việc hướng dẫn doanh nghiệp sản xuất có trách nhiệm xã hội.

Vài tháng trước, trên vỉa hè Hà Nội bán tràn ngập quả thanh mai rừng có nguồn gốc từ Trung Quốc với giá từ 130.000-150.000 đồng/kg. Cũng thời điểm đó, dân Hà thành sành ăn náo nức quảng bá một thứ quả đến từ nước Pháp- quả cherry- với giá khoảng 174.000 đồng/kg.

Mô hình nuôi heo trên đệm lót sinh học đã được triển khai tại Hậu Giang vào giữa năm 2012. Tuy nhiên sau ba năm triển khai thực hiện, nhiều người đã quay lưng và trở về với cách nuôi truyền thống.

Từ “cánh đồng mẫu lớn” của Công ty CP vật tư nông nghiệp An Giang (AGPPS) năm 2007 chỉ 200ha, đến năm 2015, “cánh đồng lớn”, “cánh đồng liên kết” đã phát triển mạnh ra nhiều tỉnh, thành với khoảng 290.000ha.