Trên 26 tỷ đồng xây dựng Trung tâm sản xuất giống thủy - hải sản tỉnh Trà Vinh

Với tổng kinh phí 26,246 tỷ đồng. Trong đó: chi phí xây dựng 23,541 tỷ đồng, còn lại chi phí thiết bị dự phòng phí, tư vấn, quản lý và chi phí khác 2,705 tỷ đồng.
Công trình Trung tâm sản xuất giống thủy - hải sản là công trình hạ tầng kỹ thuật cấp III, được xây dựng với quy mô san lấp mặt bằng 08 ha (khối lượng đào 27.180m3, khối lượng đắp 99.891m3….);
San lấp sân đường chiều dài 1.907m; hệ thống thoát nước phi 800, chiều dài 1.747m; hệ thống cấp điện: đường dây 03 pha trên không, trạm biến áp 03 pha 400 kVA…
Khi được xây dựng hoàn thành, Trung tâm sản xuất giống thủy - hải sản sẽ có công suất thiết kế 2,5 tỷ con giống/năm.
Trong đó: sản xuất 200 triệu con tôm sú và tôm thẻ chân trắng, 2 tỷ con nghêu giống cấp I, 200 triệu cua biển giống, 100 triệu sò huyết giống và một số giống cá đặc sản nuôi nước mặn, lợ khác đảm bảo đạt chất lượng cao đáp ứng cho nhu cầu của người nuôi ở ĐBSCL nói chung và tỉnh Trà Vinh nói riêng.
Có thể bạn quan tâm

Là địa phương nằm ven sông Hậu, có nguồn nước ngọt quanh năm nên rất thuận lợi cho việc nuôi con ba ba. Từ điều kiện đó, xã Tân Hòa, huyện Lai Vung (Đồng Tháp) đưa ra mô hình nuôi ba ba để các hộ nghèo ở địa phương có điều kiện làm kinh tế.

Khoai mỡ nặng từ 15 đến 60 kg, buồng chuối xiêm 40 nải, đu đủ dài quá khổ... là những sản vật vườn nhà của nông dân Nguyễn Hoàng Oanh ở tỉnh Sóc Trăng.

Trong khi sâu đục trái bưởi hiện chưa có thuốc đặc trị hữu hiệu, thì nhiều nhà vườn ở ĐBSCL đã dùng túi ny-lông bao trái, kết hợp biện pháp phòng trị tổng hợp bước đầu mang lại hiệu quả.

Ở bản Xốp Thập, xã Hữu Lập (Kỳ Sơn, Nghệ An) nhiều người đều thầm cảm ơn ông Kha Văn Phon, Trưởng bản vì với tư cách Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn, ông đã giúp bà con tiếp cận với đồng vốn ưu đãi của Ngân hàng dễ dàng hơn, từ đó có điều kiện cải thiện cuộc sống. Không những thế, ông còn là một gương điển hình làm kinh tế giỏi, xứng đáng để bà con trong bản học tập.

TS Đặng Kim Sơn – Viện trưởng Ipsard cho biết, qua kết quả điều tra từ hơn 3.000 hộ nông dân cho thấy, nông nghiệp vẫn là mặt trận hàng đầu và người nông dân là những người phát huy nội lực cao nhất, đóng góp cho sự phát triển kinh tế của đất nước.