Trên 26 tỷ đồng xây dựng Trung tâm sản xuất giống thủy - hải sản tỉnh Trà Vinh

Với tổng kinh phí 26,246 tỷ đồng. Trong đó: chi phí xây dựng 23,541 tỷ đồng, còn lại chi phí thiết bị dự phòng phí, tư vấn, quản lý và chi phí khác 2,705 tỷ đồng.
Công trình Trung tâm sản xuất giống thủy - hải sản là công trình hạ tầng kỹ thuật cấp III, được xây dựng với quy mô san lấp mặt bằng 08 ha (khối lượng đào 27.180m3, khối lượng đắp 99.891m3….);
San lấp sân đường chiều dài 1.907m; hệ thống thoát nước phi 800, chiều dài 1.747m; hệ thống cấp điện: đường dây 03 pha trên không, trạm biến áp 03 pha 400 kVA…
Khi được xây dựng hoàn thành, Trung tâm sản xuất giống thủy - hải sản sẽ có công suất thiết kế 2,5 tỷ con giống/năm.
Trong đó: sản xuất 200 triệu con tôm sú và tôm thẻ chân trắng, 2 tỷ con nghêu giống cấp I, 200 triệu cua biển giống, 100 triệu sò huyết giống và một số giống cá đặc sản nuôi nước mặn, lợ khác đảm bảo đạt chất lượng cao đáp ứng cho nhu cầu của người nuôi ở ĐBSCL nói chung và tỉnh Trà Vinh nói riêng.
Có thể bạn quan tâm

Từ vài năm nay, cây thanh hao đã trở nên quen thuộc với nông dân xã Quỳnh Giao, huyện Quỳnh Phụ (Thái Bình).

Mô hình cánh đồng mía mẫu lớn được Nhà máy Đường An Khê bắt đầu triển khai tại 4 huyện, thị xã phía Đông tỉnh Gia Lai vào niên vụ 2012 - 2013. Từ 320 ha thí điểm, đến nay, diện tích mía áp dụng theo mô hình đã lên đến hơn 1.000 ha và không ngừng được nhân rộng bởi hiệu quả rõ rệt mà nó mang lại.

Ngay tại Thủ đô cũng có những vùng trồng nhãn quả to, cùi dày, ngọt lại ra trái mùa. Tuy nhiên, do công tác thông tin, nhiều người dân vẫn chưa biết đến “nhãn trái mùa” hay “nhãn chín muộn” mà còn lầm tưởng là “nhãn Trung Quốc”...
Từ đầu năm đến nay, tôm hùm thương phẩm tại Khánh Hòa đã liên tục giảm giá, từ 1,7 triệu đồng/kg xuống còn 1,2 triệu đồng/kg.

Sản phẩm lốp cao su tái chế của ông Nguyễn Lương Thông (Ý Yên – Nam Định) hiện đã có mặt ở nhiều nước châu Âu, mỗi năm đem về cho gia đình ông trên 12 tỷ đồng. Danh xưng “Vua tái chế cao su” đất Nam Định cũng được hình thành từ đó.