Trên 23.000ha Quế, Thảo Quả Áp Dụng Kỹ Thuật Canh Tác Bền Vững

Ngày 16/12, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái phối hợp với Tổ chức phát triển Hà Lan (SNV) tổ chức hội nghị tổng kết đánh giá hoạt động Dự án “Gia vị cuộc sống”, thúc đẩy ngành gia vị góp phần xóa đói giảm nghèo tại cộng đồng dân tộc thiểu số tại Yên Bái năm 2014 và phương hướng thực hiện Dự án năm 2015.
Dự án Gia vị cuộc sống được thực hiện tại Yên Bái từ tháng 3/2014. với 2 chuỗi giá trị gia vị quế và thảo quả. Trong đó, chuỗi giá trị quế được thực hiện tại 5 xã thuộc 3 huyện Văn Yên, Trấn Yên, Văn Chấn; chuỗi giá trị thảo quả được thực hiện tại 2 xã thuộc huyện vùng cao Mù Cang Chải. Mục tiêu dự án đến hết năm 2016 sẽ hỗ trợ được 3.000 hộ nông dân, trong đó có ít nhất 1.200 hộ nông dân trồng quế và 800 hộ dân trồng thảo quả, tăng 10% thu nhập hàng năm từ gia vị so với số liệu trong nghiên cứu ban đầu và 10.000ha rừng hay 30% diện tích rừng sản xuất gia vị áp dụng các phương pháp sản xuất bền vững.
Năm 2014, đã có 23 hoạt động của dự án được thực hiện bao gồm: Các hoạt động hỗ trợ thành lập và hoạt động của nhóm nông dân sở thích; các hoạt động cho cán bộ chủ chốt và nhóm các hoạt động thị trường và chính sách cho phát triển ngành. Thông qua các hoạt động của dự án đã giúp 50 nhóm nông dân sở thích, lãnh đạo xã, cán bộ nòng cốt được tiếp cận với kỹ thuật mới có khả năng chủ động lập kế hoạch, quản lý sản xuất, thu hoạch chế biến gắn với bảo vệ tài nguyên rừng bền vững. Thông qua Dự án đã có 704 ha thảo quả và trên 16.000ha quế được áp dụng kỹ thuật canh tác bền vững; bước đầu đã có sự hình thành mối liên kết tư thương và các hộ sản xuất; tăng năng suất, nâng cao chất lượng các sản phẩm gia vị quế, thảo quả.
Để Dự án hoạt động tốt, Chi cục Lâm nghiệp (đơn vị thực thi Dự án) đề nghị Tổ chức phát triển Hà Lan (SNV) tiếp tục tạo điều kiện hỗ trợ một số hoạt động như: thành lập thêm các nhóm sở thích về quế và thảo quả; quy hoạch vùng sản xuất quế tập trung; xác lập quyền chỉ dẫn địa lý Yên Bái cho sản phẩm quế của tỉnh; các hoạt động về quảng bá và xúc tiến thị trường tiêu thụ sản phẩm cho nông dân.
Có thể bạn quan tâm

Trái với sự sôi động, náo nhiệt tại khu vực phía Nam, ngành thủy sản miền Bắc hơn một thập kỷ qua vẫn chỉ dậm chân tại chỗ. Ngoài đặc thù địa lí, khí hậu, tập quán thì nguyên nhân chính khiến thủy sản miền Bắc èo uột như hiện tại là do hệ thống nghiên cứu và SX giống quá yếu, lem nhem.

Ông Đặng Văn Mạnh, Phó chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Phú Yên cho biết, sau khi Viện Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT) tiến hành lấy mẫu giám định hiện tượng lúa bị bệnh vàng lá ở huyện Đông Hòa bằng phương pháp RT-PCR, xác định đó là bệnh vàng lá tungro. Tác nhân môi giới truyền bệnh là rầy xanh đuôi đen.

Mít siêu sớm có nguồn gốc từ Thái Lan, mới được du nhập vào các tỉnh Đồng Bằng Sông Cứu Long một số năm gần đây nhưng đã thu hút được sự chú ý của rất nhiều nhà vườn và người tiêu dùng vì có nhiều ưu điểm mà giống mít bình thường không có được: Dễ trồng, ít sâu bệnh, chi phí phân, thuốc thấp, năng suất, lợi nhuận cao, một cây mít ở độ tuổi 2 năm trở lên cho thu hoạch bình quân 100kg trái/năm.

Sau gần 2 năm (2012 - 2013) triển khai, thực hiện Dự án “Xây dựng mô hình sản xuất nhãn chất lượng cao theo VietGAP tại huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La”, kết quả ghép cải tạo thí điểm thành công mô hình giống nhãn địa phương cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều lần đang mở cho hướng phát triển nhãn ở Sông Mã.

Ông Nguyễn Công Soái-Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội đã cho biết như vậy tại hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết (NQ) 26 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn do Thành ủy, UBND TP.Hà Nội tổ chức ngày 15.8.