Trên 23.000ha Quế, Thảo Quả Áp Dụng Kỹ Thuật Canh Tác Bền Vững

Ngày 16/12, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái phối hợp với Tổ chức phát triển Hà Lan (SNV) tổ chức hội nghị tổng kết đánh giá hoạt động Dự án “Gia vị cuộc sống”, thúc đẩy ngành gia vị góp phần xóa đói giảm nghèo tại cộng đồng dân tộc thiểu số tại Yên Bái năm 2014 và phương hướng thực hiện Dự án năm 2015.
Dự án Gia vị cuộc sống được thực hiện tại Yên Bái từ tháng 3/2014. với 2 chuỗi giá trị gia vị quế và thảo quả. Trong đó, chuỗi giá trị quế được thực hiện tại 5 xã thuộc 3 huyện Văn Yên, Trấn Yên, Văn Chấn; chuỗi giá trị thảo quả được thực hiện tại 2 xã thuộc huyện vùng cao Mù Cang Chải. Mục tiêu dự án đến hết năm 2016 sẽ hỗ trợ được 3.000 hộ nông dân, trong đó có ít nhất 1.200 hộ nông dân trồng quế và 800 hộ dân trồng thảo quả, tăng 10% thu nhập hàng năm từ gia vị so với số liệu trong nghiên cứu ban đầu và 10.000ha rừng hay 30% diện tích rừng sản xuất gia vị áp dụng các phương pháp sản xuất bền vững.
Năm 2014, đã có 23 hoạt động của dự án được thực hiện bao gồm: Các hoạt động hỗ trợ thành lập và hoạt động của nhóm nông dân sở thích; các hoạt động cho cán bộ chủ chốt và nhóm các hoạt động thị trường và chính sách cho phát triển ngành. Thông qua các hoạt động của dự án đã giúp 50 nhóm nông dân sở thích, lãnh đạo xã, cán bộ nòng cốt được tiếp cận với kỹ thuật mới có khả năng chủ động lập kế hoạch, quản lý sản xuất, thu hoạch chế biến gắn với bảo vệ tài nguyên rừng bền vững. Thông qua Dự án đã có 704 ha thảo quả và trên 16.000ha quế được áp dụng kỹ thuật canh tác bền vững; bước đầu đã có sự hình thành mối liên kết tư thương và các hộ sản xuất; tăng năng suất, nâng cao chất lượng các sản phẩm gia vị quế, thảo quả.
Để Dự án hoạt động tốt, Chi cục Lâm nghiệp (đơn vị thực thi Dự án) đề nghị Tổ chức phát triển Hà Lan (SNV) tiếp tục tạo điều kiện hỗ trợ một số hoạt động như: thành lập thêm các nhóm sở thích về quế và thảo quả; quy hoạch vùng sản xuất quế tập trung; xác lập quyền chỉ dẫn địa lý Yên Bái cho sản phẩm quế của tỉnh; các hoạt động về quảng bá và xúc tiến thị trường tiêu thụ sản phẩm cho nông dân.
Có thể bạn quan tâm

Về thôn Tam Hiệp, xã Cam Thủy (Cam Lộ - Quảng Trị), nhắc đến gia đình vợ chồng anh Nguyễn Văn Triển thì hầu như người dân nào cũng trầm trồ khen ngợi.

Trong thời gian vừa qua có rất nhiều người nuôi tôm ở khắp nơi (từ Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi cho đến Bình Thuận, Long An, Bến Tre, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau...) gọi điện thoại cho tôi hỏi về các vấn đề liên quan đến tôm nuôi.

Nông nghiệp là lĩnh vực dễ bị tổn thương và rủi ro nhất trước sự tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH). Cần làm gì để giảm thiểu những tác động BĐKH?

Để đảm bảo kế hoạch sản xuất vụ mùa và vụ đông, các sở, ban ngành của TP đã chủ động đề ra nhiều giải pháp, trong đó, vấn đề phòng trừ sâu bệnh, dịch hại được đặc biệt lưu tâm.

Hình ảnh những chiếc máy xới, gặt đập liên hợp (GĐLH) hoạt động hối hả ngoài ruộng vào giai đoạn làm đất, thu hoạch rộ; cùng câu chuyện chế tạo ra nhiều loại máy móc từ thực tiễn sản xuất của nông dân để phục vụ công việc đồng áng nói chung, như đã gián tiếp khẳng định một bước tiến mới của tiến trình cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp ở Hậu Giang vào giai đoạn hiện nay.