Trên 2.000 ha tôm thiệt hại ở Bạc Liêu

Tôm chết tập trung nhiều ở xã Vĩnh Trạch Đông, Vĩnh Trạch, Hiệp Thành (TP.Bạc Liêu); Vĩnh Hậu, Vĩnh Hậu A, Vĩnh Thịnh (Hòa Bình).
Thời tiết nắng nóng gay gắt trong những ngày qua đã làm cho độ mặn tăng cao, mực nước trong vuông tôm bị cạn kiệt. Bên cạnh đó, chất lượng tôm giống không đảm bảo được xác định là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên.
Theo dự báo của ngành nông nghiệp tỉnh, thời gian tới, tình hình sản xuất, nuôi trồng vẫn gặp nhiều khó khăn do nắng hạn còn kéo dài. Ngành nông nghiệp tỉnh khuyến cáo người nuôi tôm không thải nước ô nhiễm ra kênh nội đồng, tiến hành cải tạo ao đầm đúng kỹ thuật, không nóng vội thả tôm nuôi mới.
Có thể bạn quan tâm

Đề án nâng cao chất lượng tôm giống trên địa bàn tỉnh Cà Mau do Sở NN&PTNT triển khai thực hiện đang được kỳ vọng sẽ tạo bước đột phá đáp ứng nhu cầu của người nuôi tôm trong tỉnh.

Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Hậu Giang vừa triển khai dự án nuôi cá và tôm càng xanh trên ruộng lúa cho 5 hộ dân ở xã Trường Long Tây, Trường Long A và thị trấn Bảy Ngàn. Trong đó, có 2 hộ nuôi tôm càng xanh và 3 hộ nuôi cá ruộng với tổng kinh phí thực hiện gần 200 triệu đồng.

“Thực hiện trồng lúa 3 vụ góp phần tăng sản lượng lúa hàng năm lên 16 tấn/ha, đồng thời tạo công ăn việc làm cho người nông dân. Tuy nhiên, trồng lúa 3 vụ/năm là kiểu canh tác còn “trẻ” đối với nước ta và cả thế giới. Hiện nay, còn quá ít những bài học đánh giá tác động của việc sản xuất này đến môi trường, kinh tế - xã hội...

Người nuôi cá tra ở ĐBSCL đang đứng trước hàng loạt khó khăn. Nỗi lo “treo ao” bám riết họ từng ngày bởi giá cá ở thời điểm này đang rớt xuống đáy.

Mới đây, Sở KH&CN Quảng Ninh đã tổ chức thẩm định nhiệm vụ “Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm ốc nhảy (strombus canarium) ở Quảng Ninh” do Trung tâm Khoa học kỹ thuật và Sản xuất giống thuỷ sản Quảng Ninh thực hiện.