Trên 1600ha Ao Hồ Nuôi Trồng Thủy Sản Ở Kon Tum

Toàn tỉnh đã phát triển trên 1.600ha ao hồ nuôi trồng thủy sản (chủ yếu là giống cá rô phi, trắm, chép, mè…)
Tin từ Sở NN-PTNT tỉnh Kon Tum ngày 24-3, với chính sách khuyến khích người dân mở rộng diện tích mặt nước, đưa vào nuôi trồng thủy sản góp phần tăng thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống, đến nay toàn tỉnh đã phát triển trên 1.600ha ao hồ nuôi trồng thủy sản (chủ yếu là giống cá rô phi, trắm, chép, mè…), trong đó nuôi ở ao, hồ nhỏ là 600ha; nuôi ở hồ chứa thủy lợi gần 1.000ha; sản lượng khai thác đạt 640 tấn/năm.
Ngoài ra, tại huyện Kon Plông (nơi được mệnh danh là Đà Lạt thứ hai ở Tây Nguyên) đã có 03 dự án nuôi cá nước lạnh, gồm cá hồi, cá tầm cho sản lượng cá thương phẩm cung cấp ra thị trường khoảng 15 tấn cá/năm.
Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa yêu cầu các cơ quan chức năng quản lý thu mua, vận chuyển trâu, bò qua biên giới với Lào, Campuchia theo đúng quy định, bảo đảm kiểm soát chặt chẽ về thú y, ngăn chặn hiệu quả nguy cơ lây lan dịch bệnh.

Hiện nay nuôi chim bồ câu làm kinh tế là mô hình của nhiều nông dân ở xã Mỹ Chánh, huyện Châu Thành (Trà Vinh). Ngoài trồng lúa, trồng màu, nông dân nuôi bồ câu để tăng thêm thu nhập thay thế nuôi gà như trước đây.

Chỉ hơn chục ngày nữa, cánh đồng nuôi tôm ở thôn Trường Định, xã Hòa Liên (Đà Nẵng) sẽ bước vào thu hoạch. Tuy nhiên, lo lắng nhất của người dân là làm sao có nguồn điện ổn định phục vụ cho những ngày nước rút…

Thời gian gần đây, giá mãng cầu xiêm (còn gọi mãng cầu gai) tại các chợ trên địa bàn TP.Long Xuyên (An Giang) tăng cao kỷ lục. Nếu như trước đây, cao nhất cũng chỉ 20.000 đồng/kg thì nay tăng từ 35.000 - 40.000 đồng/kg.

Trước diễn biến dịch bệnh gia súc phức tạp ở nhiều địa phương, UBND TP Hà Nội chỉ đạo cấm vận chuyển gia súc, gia cầm từ nơi có dịch ra vào.