Trên 1600ha Ao Hồ Nuôi Trồng Thủy Sản Ở Kon Tum

Toàn tỉnh đã phát triển trên 1.600ha ao hồ nuôi trồng thủy sản (chủ yếu là giống cá rô phi, trắm, chép, mè…)
Tin từ Sở NN-PTNT tỉnh Kon Tum ngày 24-3, với chính sách khuyến khích người dân mở rộng diện tích mặt nước, đưa vào nuôi trồng thủy sản góp phần tăng thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống, đến nay toàn tỉnh đã phát triển trên 1.600ha ao hồ nuôi trồng thủy sản (chủ yếu là giống cá rô phi, trắm, chép, mè…), trong đó nuôi ở ao, hồ nhỏ là 600ha; nuôi ở hồ chứa thủy lợi gần 1.000ha; sản lượng khai thác đạt 640 tấn/năm.
Ngoài ra, tại huyện Kon Plông (nơi được mệnh danh là Đà Lạt thứ hai ở Tây Nguyên) đã có 03 dự án nuôi cá nước lạnh, gồm cá hồi, cá tầm cho sản lượng cá thương phẩm cung cấp ra thị trường khoảng 15 tấn cá/năm.
Có thể bạn quan tâm

Mấy tuần gần đây, trên địa bàn hai huyện biên giới Tri Tôn, Tịnh Biên (An Giang) xuất hiện nhiều nhóm người đến gạ gẫm đồng bào dân tộc Khmer đào cây thốt nốt để bán cho họ, sau đó vận chuyển cây ra Bắc rồi bán sang Trung Quốc.

Gần một trăm hộ nuôi cá lồng trên sông ở Hà Tĩnh bỗng chốc "trắng tay" vì cá chết hàng loạt sau đợt mưa lũ vừa qua. Theo thống kê ban đầu, tổng thiệt hại hơn 6 tỉ đồng.

Trong suốt một tuần qua (từ cuối tháng 9 đến nay - 4.10), hàng trăm hộ dân vùng chè Cầu Đất (Xuân Trường, Đà Lạt, Lâm Đồng) - vùng trà ô long số một của Việt Nam, phải chạy đôn chạy đáo khắp nơi tìm nơi tiêu thụ chè ô long nguyên liệu.

Bí quyết để người nuôi tôm thẻ chân trắng ở tỉnh Khánh Hòa thu lãi hàng trăm triệu đồng, thậm chí lên đến cả tỷ đồng mỗi năm là nhờ áp dụng công nghệ cao trong nuôi trồng.

Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) cho biết, Việt Nam là quốc gia có nhiều tiềm năng phát triển nghề nuôi, chế biến và xuất khẩu cá rô phi.