Trên 15 ha rau an toàn đạt tiêu chuẩn VietGap

Do đó, đến nay toàn huyện đã xây dựng được trên 15 ha RAT theo tiêu chuẩn VietGap với hơn 100 hộ tham gia, tập trung chủ yếu ở hai xã Định Tường, Yên Phong, với các loại rau được chứng nhận như:
Dưa chuột NewZeland, cà pháo, mướp đắng, măng tây... Theo tính toán của các hộ dân, trồng RAT cho thu nhập cao hơn gấp 2 đến 3 lần so với trước đây.
Thời gian tới, huyện Yên Định tiếp tục chỉ đạo UBND các xã trong vùng dự án dồn đổi ruộng đất, ổn định diện tích canh tác của các hộ đang thực hiện dự án để làm cơ sở cho công tác quy hoạch, tổ chức cơ cấu mùa vụ và các loại cây rau, củ, quả.
Chỉ đạo các chủ dự án đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và hồ sơ quản lý chất lượng sản phẩm để giải ngân 100% kinh phí hỗ trợ của tỉnh và huyện;
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và xử lý các sai phạm trong quy trình sản xuất và tiêu thụ, bảo đảm cung ứng sản phẩm rau, củ, quả an toàn cho thị trường...
Có thể bạn quan tâm

Gần 3 tháng vừa qua, chị Phạm Thị Xuân Thủy (thôn K’Long C, xã Hiệp An, Đức Trọng, Lâm Đồng) đã sản xuất và tiêu thụ hàng ngàn cây giống cà chua đen ghép cho khách hàng trong và ngoài tỉnh Lâm Đồng với giá bán mỗi cây khoảng 50.000 đồng.

Sáng 28/10, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An tổ chức hội thảo đánh giá hiệu quả và xây dựng giải pháp nhân rộng mô hình gấc lai đen.
Nhằm giúp người trồng rau màu có thu nhập ổn định và từng bước sản xuất theo yêu cầu của thị trường, ngành nông nghiệp Đồng Tháp triển khai mô hình sản xuất rau an toàn (RAT) tại nhiều huyện, thị.

Với những thành công đã đạt được, năm 2016, nông dân các huyện: Châu Phú, Tri Tôn, Thoại Sơn và TP. Long Xuyên (An Giang) sẽ ký kết với Công ty TNHH Angimex Kitoku trồng 3.200 héc-ta lúa Nhật (các giống lúa: Hana, Akita, Kinu, DS1).

Trồng rau màu vốn chỉ được coi là một nghề phụ để người dân kiếm thêm thu nhập. Nhưng với việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất thì ông Vũ Văn Sáu, huyện Phúc Thọ, TP.Hà Nội lại biến trồng rau thành cơ hội phát triển kinh tế làm giàu cho gia đình mình.