Trên 145 Ha Diện Tích Đất Thả Nuôi Tôm Nước Lợ

Long Phú (Sóc Trăng) là huyện chuyên canh về sản xuất nông nghiệp và cây chủ lực là lúa tập trung ở các xã. Bên cạnh đó, một số xã như: Thị trấn Long Phú, xã Long Phú và xã Long Đức ngoài cây lúa còn có diện tích canh tác mía khá lớn, với giá mía thấp, người nông dân các xã trên đã chuyển đổi cây mía sang đào ao nuôi tôm và mang về thu nhập cao.
Hiện nay tổng số diện tích thả nuôi tôm nước lợ toàn huyện là 145,76 ha với 121 hộ tham gia, trong đó: Thị trấn Long Phú 60,36 ha/55 hộ, xã Long Phú 84,5 ha/64 hộ và xã Long Đức 0,9 ha/2 hộ.
Riêng diện tích thả nuôi tôm thẻ trong 3 vụ nuôi năm 2013 là 132 ha/71 hộ và đã thu hoạch dứt điểm, ước năng suất bình quân 7,5 tấn/ha, giá bán từ 110.000 - 170.000 đồng/kg. Trong năm 2014, vụ 1 có diện tích thả nuôi tôm là 89 ha với 23 hộ nuôi và hiện đã thu hoạch khoảng 8 ha, ước năng suất khoảng 8 tấn/ha, số tôm còn lại trong giai đoạn 10-70 ngày tuổi đang phát triển tốt.
Phó phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Long Phú Nguyễn Thanh Hồng cho biết: “Để người nuôi tôm xuống vụ đạt năng suất, chất lượng không bị thiệt hại, phòng Nông nghiệp đã khuyến cáo thả giống tôm theo đúng lịch thời vụ của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đồng thời hướng dẫn kỹ thuật quản lý ao mương, kiểm tra môi trường và chăm sóc tôm cho nông dân”.
Có thể bạn quan tâm

Ở Trung Quốc, nhu cầu nuôi cá lồng ngoài khơi chưa bao giờ cấp thiết như hiện nay vì mật độ tập trung quá lớn của các lồng nuôi truyền thống ở các khu vực ven biển.

Trước khi thả giống tiến hành tháo nước cải tạo ruộng, dùng vôi bột rắc khắp đáy ruộng để diệt ký sinh trùng và mầm bệnh. Lấy nước vào ruộng qua lưới lọc và dùng phân gây màu, khi nước có màu xanh nõn chuối mới tiến hành thả going.

Trong nuôi trồng thủy sản nói chung và sản xuất giống thủy sản nói riêng, điều kiện xuất hiện bệnh có khi xuất hiện riêng lẻ hoặc đồng thời 3 yếu tố.

Từ tháng cuối tháng 9/2010 đến tháng 3/2011, Trung tâm đã xây dựng mô hình nuôi thử nghiệm tại hộ ông Nguyễn Văn Quốc ngụ tại ấp Bình Hưng 2, xã Bình Mỹ, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang.

Hiện nay, nhiều địa phương trong khu vực ĐBSCL như: Kiên Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre, Tiền Giang… liên tục xảy ra tình trạng tôm, nghêu chết hàng loạt, gây thiệt hại nặng nề cho người nuôi, có nơi thiệt hại lên tới 80-100%.