Trên 145 Ha Diện Tích Đất Thả Nuôi Tôm Nước Lợ

Long Phú (Sóc Trăng) là huyện chuyên canh về sản xuất nông nghiệp và cây chủ lực là lúa tập trung ở các xã. Bên cạnh đó, một số xã như: Thị trấn Long Phú, xã Long Phú và xã Long Đức ngoài cây lúa còn có diện tích canh tác mía khá lớn, với giá mía thấp, người nông dân các xã trên đã chuyển đổi cây mía sang đào ao nuôi tôm và mang về thu nhập cao.
Hiện nay tổng số diện tích thả nuôi tôm nước lợ toàn huyện là 145,76 ha với 121 hộ tham gia, trong đó: Thị trấn Long Phú 60,36 ha/55 hộ, xã Long Phú 84,5 ha/64 hộ và xã Long Đức 0,9 ha/2 hộ.
Riêng diện tích thả nuôi tôm thẻ trong 3 vụ nuôi năm 2013 là 132 ha/71 hộ và đã thu hoạch dứt điểm, ước năng suất bình quân 7,5 tấn/ha, giá bán từ 110.000 - 170.000 đồng/kg. Trong năm 2014, vụ 1 có diện tích thả nuôi tôm là 89 ha với 23 hộ nuôi và hiện đã thu hoạch khoảng 8 ha, ước năng suất khoảng 8 tấn/ha, số tôm còn lại trong giai đoạn 10-70 ngày tuổi đang phát triển tốt.
Phó phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Long Phú Nguyễn Thanh Hồng cho biết: “Để người nuôi tôm xuống vụ đạt năng suất, chất lượng không bị thiệt hại, phòng Nông nghiệp đã khuyến cáo thả giống tôm theo đúng lịch thời vụ của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đồng thời hướng dẫn kỹ thuật quản lý ao mương, kiểm tra môi trường và chăm sóc tôm cho nông dân”.
Có thể bạn quan tâm

Giữa rừng đước xanh um, tôm giống được thả xuống. Không cần cho ăn, không dùng thức ăn tăng trưởng, không thuốc kháng sinh trị bệnh, người nuôi chỉ dọn dẹp xung quanh thật sạch và đảm bảo 50-60% rừng trên tổng diện tích nuôi tôm là có tôm sạch.

Theo lời giới thiệu của chủ tịch UBND xã Hà Lương, chúng tôi đến thăm mô hình phát triển kinh tế của anh Nguyễn Hồng Quang, hội viên hội nông dân chi hội 4 của xã. Được biết trong những năm gần đây, với ý chí quyết tâm làm giàu và dám nghĩ dám làm, anh Quang đã mạnh dạn lập mô hình nuôi con đặc sản và cho thu nhập cao.

Ða số người nuôi tôm có trình độ kỹ thuật thấp, tôm giống không qua kiểm dịch còn cao, thả nuôi mật độ dày… là những lý do khiến cho nghề nuôi tôm thẻ chân trắng (TTCT) ở tỉnh Bình Định luôn trong tình trạng không bền vững vì dịch bệnh tôm nuôi. Ðây là kết quả nghiên cứu do Chi cục Thú y thực hiện.

Sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển (ODA) của các tổ chức quốc tế, tỉnh ta đã thực hiện dự án đa dạng hóa nông nghiệp-một trong những dự án chuyển đổi sản xuất cho nhân dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc. Năm 2002, 42 hộ gia đình dân tộc Bahnar của làng Mrăh (xã Kdang, huyện Đak Đoa) được hỗ trợ cho vay vốn, cung cấp giống và hướng dẫn kỹ thuật trồng cây cao su. Đến nay toàn bộ 88 ha vườn cây đã thu hoạch được 4 năm, đem lại nhiều đổi thay trong đời sống của dân làng.

Mường Ảng là 1 trong 4 huyện được thụ hưởng Nghị quyết 30a của Chính phủ với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo nhanh và bền vững. Cơ cấu kinh tế của huyện chủ yếu là nông - lâm nghiệp, với khoảng 90% lao động nông nghiệp.