Trên 145 Ha Diện Tích Đất Thả Nuôi Tôm Nước Lợ

Long Phú (Sóc Trăng) là huyện chuyên canh về sản xuất nông nghiệp và cây chủ lực là lúa tập trung ở các xã. Bên cạnh đó, một số xã như: Thị trấn Long Phú, xã Long Phú và xã Long Đức ngoài cây lúa còn có diện tích canh tác mía khá lớn, với giá mía thấp, người nông dân các xã trên đã chuyển đổi cây mía sang đào ao nuôi tôm và mang về thu nhập cao.
Hiện nay tổng số diện tích thả nuôi tôm nước lợ toàn huyện là 145,76 ha với 121 hộ tham gia, trong đó: Thị trấn Long Phú 60,36 ha/55 hộ, xã Long Phú 84,5 ha/64 hộ và xã Long Đức 0,9 ha/2 hộ.
Riêng diện tích thả nuôi tôm thẻ trong 3 vụ nuôi năm 2013 là 132 ha/71 hộ và đã thu hoạch dứt điểm, ước năng suất bình quân 7,5 tấn/ha, giá bán từ 110.000 - 170.000 đồng/kg. Trong năm 2014, vụ 1 có diện tích thả nuôi tôm là 89 ha với 23 hộ nuôi và hiện đã thu hoạch khoảng 8 ha, ước năng suất khoảng 8 tấn/ha, số tôm còn lại trong giai đoạn 10-70 ngày tuổi đang phát triển tốt.
Phó phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Long Phú Nguyễn Thanh Hồng cho biết: “Để người nuôi tôm xuống vụ đạt năng suất, chất lượng không bị thiệt hại, phòng Nông nghiệp đã khuyến cáo thả giống tôm theo đúng lịch thời vụ của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đồng thời hướng dẫn kỹ thuật quản lý ao mương, kiểm tra môi trường và chăm sóc tôm cho nông dân”.
Có thể bạn quan tâm

Hơn 500 đại biểu là các nhà khoa học, nhà quản lí và DN ngồi chật kín hội trường Trung tâm Hội nghị Quốc tế tham dự Hội thảo Khoa học công nghệ gắn với tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng NTM do Bộ NN-PTNT và Bộ KHCN đồng tổ chức ngày 6/12 tại Hà Nội cho thấy sức hút của khoa học công nghệ (KHCN) với phát triển nông nghiệp hiện rất lớn.

Vụ nuôi tôm hùm năm 2014, các chủ lồng nuôi đã thay đổi hình thức nuôi tôm bằng cách hạn chế tối đa việc sử dụng thức ăn tươi. Cụ thể là sau khi làm vệ sinh lồng bè xong, người nuôi thả tôm hùm con với mật độ 5 con/m2. Trong ba tháng đầu, chủ lồng không cho tôm ăn thức ăn tươi mà chỉ bón phân gây tảo trong từng ô để tạo thức ăn tự nhiên cho tôm.

Mặc dù tổng kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ cấp cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn giai đoạn 2008-2013 khoảng 4.000 tỷ đồng, nhưng có tới 32% chi cho lương và hoạt động bộ máy. Nghiên cứu còn phân tán, thiếu tính đột phá và tính ứng dụng không cao…

Lượng khai thác ổn định là do hằng năm ngành Thủy sản thả bổ sung từ 800.000 đến 1 triệu con cá cho hồ Dầu Tiếng. Mặt khác, ngành thường xuyên thực hiện công tác phối hợp tuyên truyền, kiểm tra trên hồ Dầu Tiếng và sông Vàm Cỏ Đông, kịp thời xử lý vi phạm nên sản lượng khai thác ổn định.

Đầu năm 2014, được sự hỗ trợ của UBND huyện Lạc Dương về hệ thống tưới tiêu, một DN chuyên kinh doanh hoa tươi hỗ trợ về giống và kỹ thuật, đơn vị này còn hứa là sẽ bao tiêu sản phẩm cho nông dân, còn người dân thì bỏ đất, phân và công chăm sóc. UBND xã Đạ Sar đã lựa chọn một số gia đình để thực hiện dự án này với mong muốn sẽ truyền đạt kỹ thuật canh tác hoa, chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho đồng bào DTTS.