Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trên 10.000 Ha Lúa Đông Xuân Xuống Giống Sớm, Có Nguy Cơ Bị Sâu Bệnh Tấn Công

Trên 10.000 Ha Lúa Đông Xuân Xuống Giống Sớm, Có Nguy Cơ Bị Sâu Bệnh Tấn Công
Ngày đăng: 20/12/2014

Trong vụ đông xuân 2014 - 2015, các huyện vùng ngập lũ phía Tây tỉnh Tiền Giang: Cai Lậy, Cái Bè, Châu Thành, Tân Phước xuống giống trên 47.000 ha. Hiện nay, tranh thủ nước trong nội đồng đang rút nhanh, bà con đã tổ chức bơm sạ dề, sạ vùng đồng loạt xuống giống được 26.000 ha, diện tích còn lại dự kiến xuống giống dứt điểm trong tháng 12/2014.

Theo ông Cao Văn Hóa, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong diện tích đã xuống giống có đến trên 10.000 ha đất canh tác ở vùng đầu nguồn, tập trung tại huyện Cái Bè trên 9.000 ha và huyện Tân Phước trên 1.000 ha xuống giống trước lịch thời vụ, được khuyến cáo có nguy cơ bị sâu bệnh tấn công gây hại, cần có giải pháp chủ động theo dõi, thăm đồng thường xuyên, để phát hiện và phòng trị kịp thời.

Ông Trương Văn Cho, Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, trà lúa bà con xuống giống sớm (từ ngày 30/10 - 7/11) rơi vào thời điểm có lứa rầy di trú khả năng mang virus gây bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá rất cao. Ngoài ra, do đặc điểm thời tiết, thủy văn phức tạp, bà con xuống giống sớm trong giai đoạn này còn phải đối phó với một số bệnh phát sinh gây hại như: Bệnh cháy lá...

Để đảm bảo cho trà lúa đông xuân phát triển tốt, cho năng suất, sản lượng cao, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh đã tổ chức 39 cuộc tập huấn sản xuất, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh tại các vùng trọng điểm, khuyến cáo bà con áp dụng đồng bộ những tiến bộ kỹ thuật trong quá trình sản xuất: IPM, "ba giảm, ba tăng", bón phân theo nguyên tắc "4 đúng", không bón thừa đạm và tránh phun xịt thuốc trừ sâu rầy khi chưa thực sự cần thiết. Bên cạnh đó, tỉnh còn thường xuyên cập nhật diễn biến sâu bệnh kịp thời trên các phương tiện thông tin đại chúng để nhân dân biết và đối phó kịp thời.

Qua theo dõi, nhờ triển khai kịp thời những giải pháp đối phó cần thiết, khuyến cáo bà con tuân thủ qui trình chăm sóc lúa đông xuân theo hướng dẫn nên đến nay, trà lúa đã xuống giống có gần 17.000 ha ở giai đoạn mạ, diện tích còn lại bắt đầu đẻ nhánh. Lúa phát triển tốt, chưa phát hiện trường hợp sâu bệnh nghiêm trọng.

Nguồn bài viết: http://tiengiang.gov.vn/vPortal/4/625/1257/73655/Nong-nghiep---Phat-trien-nong-thon/Tren-10-000-ha-lua-dong-xuan-xuong-giong-som--co-nguy-co-bi-sau-benh-tan-cong.aspx


Có thể bạn quan tâm

Những Động Thái Trước Dự Báo Xuất Khẩu Cao Su 2012 Giảm 1,1 Tỷ USD Những Động Thái Trước Dự Báo Xuất Khẩu Cao Su 2012 Giảm 1,1 Tỷ USD

Thị trường cao su thiên nhiên vừa qua đã ghi nhận sự giảm giá liên tục, đặc biệt là những tháng cuối năm 2011 và kéo dài đến đầu năm 2012. Các chuyên gia dự đoán năm nay sẽ là một năm đầy khó khăn đối với ngành xuất khẩu cao su Việt Nam. Theo Hiệp hội Cao Su Việt Nam, cần tiến hành nhanh đồng bộ nhiều biện pháp để tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu cao su năm 2012.

22/02/2012
Trồng Chuối Trở Thành Tỉ Phú Trồng Chuối Trở Thành Tỉ Phú

Tốt nghiệp ĐH Nông lâm Huế, Hồ Văn Quân trở lại ngay chính quê hương ở xã Hồng Thủy (H.A Lưới, Thừa Thiên - Huế) để trồng rừng và trồng chuối. Bây giờ anh đã có trong tay 100 ha rừng và 10 ha chuối, mỗi năm thu hoạch hàng trăm triệu đồng.

19/06/2012
Để Cây Cà Phê Phát Triển Bền Vững Ở Gia Lai Để Cây Cà Phê Phát Triển Bền Vững Ở Gia Lai

Gia Lai có 77.500 ha cà phê, trong số diện tích cà phê già cỗi cần cải tạo và tái canh chiếm khoảng 36%, phần lớn của dân. Trên thực tế thời gian qua, chương trình tái canh gặp nhiều khó khăn, nhất là vấn đề về vốn và kỹ thuật.

29/05/2012
Góp Đất Lập Hợp Tác Xã Kiểu Mới Góp Đất Lập Hợp Tác Xã Kiểu Mới

Thông qua mô hình Hợp tác xã (HTX), hộ nông dân sản xuất manh mún, nhỏ lẻ sẽ góp đất lại để tích tụ thành cánh đồng mẫu lớn, tạo ra thị trường nông sản quy mô lớn...

20/06/2012
Hậu Giang Phát Triển Bền Vững Nghề Nuôi Cá Tra Hậu Giang Phát Triển Bền Vững Nghề Nuôi Cá Tra

Tỉnh Hậu Giang đang đẩy mạnh sự liên kết giữa “bốn nhà” (Nhà nước, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học, nhà nông) nhằm tìm hướng phát triển ổn định, bền vững cho nghề nuôi cá tra. Thị xã Ngã Bảy là nơi đầu tiên trong tỉnh thực hiện việc liên kết “bốn nhà” và đang có những kết quả khả quan.

15/05/2012