Trên 1.800 ha nhãn bị đốn do bệnh chổi rồng
Theo thống kê của Sở NN và PTNT, năm 2012, diện tích trồng nhãn trên địa bàn tỉnh trên 9.400 ha, trong đó gần 8.830 ha bị nhiễm bệnh chổi rồng (nhẹ: 103 ha, trung bình: 2.259 ha, nặng: 6.467 ha).
Những tháng đầu năm 2015, cây nhãn có dấu hiệu hồi phục, những vườn nhãn được đầu tư chăm sóc, thực hiện đúng quy trình của Cục Bảo vệ thực vật thì tỷ lệ bệnh thấp hơn 15%. Đặc biệt, có nhiều vườn nhãn có tỷ lệ thấp hơn từ 4 - 10% như tổ hợp tác trồng nhãn ở xã Tân Hạnh (Long Hồ) thực hiện sản xuất theo quy trình VietGap hay một số vườn nhãn của các hộ nông dân ở xã Phước Hậu (Long Hồ), Tân Bình (Bình Tân), Lục Sỹ, Phú Thành (Trà Ôn)…
Trên diện tích nhãn chổi rồng bị đốn bỏ, nông dân đã trồng lại các loại cây trồng khác như chôm chôm, nhãn Edor, cam, bưởi, mít, xoài…
Theo Sở NN và PTNT, công tác phòng chống bệnh chổi rồng trong năm nay chủ yếu tập trung vào công tác tuyên truyền, tập huấn chuyển giao kỹ thuật, xây dựng mô hình kiểu mẫu…
Thời gian tới, sẽ tiếp tục hướng dẫn nông dân phòng trị bệnh chổi rồng trên những vườn cây nhãn có khả năng sinh trưởng phát triển tốt. Bởi, cây nhãn đang có dấu hiệu phục hồi, có thị trường xuất khẩu, công tác phòng chống dịch bệnh này có nhiều tín hiệu khả quan và nhiều nhà vườn vẫn còn tâm huyết với cây nhãn.
Có thể bạn quan tâm

Tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi nước lợ thời gian qua tiếp tục có những diễn biến phức tạp, công tác quản lý dịch bệnh vẫn còn một số khó khăn, tồn tại bất cập. Nhằm nâng cao hiệu quả và giảm thiểu tối đa thiệt hại cho người nuôi tôm, ngày 14/8/2015, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Cao Đức Phát đã ký Chỉ thị số 6621/CT-BNN-TY về việc tăng cường phòng, chống dịch bệnh trên tôm nuôi nước lợ.

Công nghệ năng lượng mặt trời (NLMT) đang được ứng dụng thử nghiệm vào quy trình nuôi tôm công nghiệp tại tỉnh Bạc Liêu với diện tích 5 ha; tại Đầm Dơi - Cà Mau 0,3 ha với những lợi ích về môi trường cũng như làm giảm chi phí nuôi.
Ngày 19/8, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Thanh Hùng chủ trì buổi làm việc với Tổ chức Thương mại sáng kiến bền vững Hà Lan tại Việt Nam (IDH) và Trung tâm Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn miền Nam về Chương trình phát triển cá tra bền vững.

Có được nguồn con giống chất lượng tại chỗ không chỉ mà là mong muốn của người nuôi, mà còn là mục tiêu ngành thủy sản Sóc Trăng hướng tới, vì chủ động được nguồn giống sẽ tạo ra tiền đề cho mô hình nuôi tôm nước lợ phát triển mạnh.

Hội đồng Khoa học và Công nghệ thị xã Ngã Bảy (Hậu Giang) vừa nghiệm thu dự án “Ứng dụng vắc-xin Alphaject pangal để phòng trị bệnh gan thận mủ cho cá tra nuôi thâm canh trong ao đất” do kỹ sư Đặng Thanh Cường, Trạm Thủy sản thị xã Ngã Bảy làm chủ nhiệm. Sau hơn 1 năm nghiên cứu, dự án đã thực hiện được mục tiêu là làm giảm tỷ lệ bệnh gan thận mủ trên con cá tra, giảm tổn thất, thiệt hại cũng như tăng thêm thu nhập cho người nuôi cá nhờ tiêm vắc-xin.