Trên 1.800 ha nhãn bị đốn do bệnh chổi rồng
Theo thống kê của Sở NN và PTNT, năm 2012, diện tích trồng nhãn trên địa bàn tỉnh trên 9.400 ha, trong đó gần 8.830 ha bị nhiễm bệnh chổi rồng (nhẹ: 103 ha, trung bình: 2.259 ha, nặng: 6.467 ha).
Những tháng đầu năm 2015, cây nhãn có dấu hiệu hồi phục, những vườn nhãn được đầu tư chăm sóc, thực hiện đúng quy trình của Cục Bảo vệ thực vật thì tỷ lệ bệnh thấp hơn 15%. Đặc biệt, có nhiều vườn nhãn có tỷ lệ thấp hơn từ 4 - 10% như tổ hợp tác trồng nhãn ở xã Tân Hạnh (Long Hồ) thực hiện sản xuất theo quy trình VietGap hay một số vườn nhãn của các hộ nông dân ở xã Phước Hậu (Long Hồ), Tân Bình (Bình Tân), Lục Sỹ, Phú Thành (Trà Ôn)…
Trên diện tích nhãn chổi rồng bị đốn bỏ, nông dân đã trồng lại các loại cây trồng khác như chôm chôm, nhãn Edor, cam, bưởi, mít, xoài…
Theo Sở NN và PTNT, công tác phòng chống bệnh chổi rồng trong năm nay chủ yếu tập trung vào công tác tuyên truyền, tập huấn chuyển giao kỹ thuật, xây dựng mô hình kiểu mẫu…
Thời gian tới, sẽ tiếp tục hướng dẫn nông dân phòng trị bệnh chổi rồng trên những vườn cây nhãn có khả năng sinh trưởng phát triển tốt. Bởi, cây nhãn đang có dấu hiệu phục hồi, có thị trường xuất khẩu, công tác phòng chống dịch bệnh này có nhiều tín hiệu khả quan và nhiều nhà vườn vẫn còn tâm huyết với cây nhãn.
Có thể bạn quan tâm

Theo kế hoạch của Sở NN- PTNT Ninh Thuận vụ HT 2008, tòan tỉnh gieo trồng 20.207ha cây trồng các loại. Để vụ hè thu thắng lợi trong điều kiện nguồn nước eo hẹp là vấn đề cấp bách đặt ra đối với ngành chức năng. Ông Phạm Văn Hường, GĐ Cty KTCTTL Ninh Thuận cho biết

Bộ NN-PTNT và Bộ Y tế, với sự tài trợ của Cơ quan Phát triển Hoa Kỳ (ASAID), đã tổ chức Hội thảo quốc tế về kỹ thuật và chính sách phòng chống cúm gia cầm độc lực cao (H5N1 HPAI).

Bộ NN&PTNT đang kiến nghị đưa thêm bệnh đạo ôn ở cây lúa vào trong danh mục các bệnh được bảo hiểm và làm rõ hơn một số chính sách về bảo hiểm nông nghiệp (BHNN).

Công ty Xuất nhập khẩu và Đầu tư Chợ Lớn (Cholimex) đã được chấp thuận đầu tư dự án nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao tại Cần Giờ (TP.HCM).

Hiện nay, một số hộ nông dân cũng như doanh nghiệp tham gia GAP đang muốn trở lại sản xuất theo kiểu truyền thống, bởi một lý do khá đơn giản: Sản phẩm GAP chưa được thị trường thừa nhận.