Trái cây sạch vẫn bí đầu ra

Để xây dựng thương hiệu và ổn định đầu ra cho một số loại cây ăn trái có thế mạnh của tỉnh, từ năm 2011, ngành nông nghiệp đã bắt đầu thực hiện các mô hình VietGAP nhằm tạo ra dòng sản phẩm đạt chất lượng, có khả năng nhân rộng ra quy mô lớn, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Thế nhưng, từ đó đến nay, phần lớn các mô hình VietGAP của các loại đặc sản vẫn chỉ dừng lại ở mô hình trình diễn mà chưa thể áp dụng đại trà vào sản xuất.
Đơn cử như trồng mãng cầu ta theo hướng VietGAP. Từ năm 2012, nhiều hộ dân trồng mãng cầu ta tại xã Láng Dài (huyện Đất Đỏ) bắt đầu áp dụng quy trình VietGAP vào sản xuất, năng suất khoảng 6 - 7 tấn/ha. Tuy nhiên, mãng cầu theo tiêu chuẩn VietGAP vẫn phải bán cho thương lái với giá bằng với mãng cầu sản xuất theo phương pháp truyền thống, trong khi chi phí sản xuất theo mô hình này cao hơn nhiều. Do đó, người trồng mãng cầu ta không còn mặn mà để tiếp tục áp dụng VietGAP vào sản xuất.
Để các loại trái cây đặc sản của tỉnh đến với người tiêu dùng và người nông dân không bị ép giá do phát triển theo quy mô nhỏ lẻ, mô hình HTX dịch vụ nông nghiệp đang phát triển trên địa bàn tỉnh. Mục đích của những HTX nông nghiệp này là tăng quy mô sản xuất và hình thành những vùng chuyên canh; tạo liên kết chặt chẽ với thị trường và áp dụng phương pháp sản xuất sạch, an toàn cho người tiêu dùng và có sức cạnh tranh cao. Nhưng, hiện các HTX này đang gặp nhiều khó khăn trong việc thu hút nông dân tham gia, chuyển giao kỹ thuật sản xuất, tìm đối tác tiêu thụ... Vì vậy việc tiêu thụ nhiều loại trái cây đặc sản vẫn phụ thuộc vào thương lái là chính.
Theo ông Lê Tuấn Quốc, Giám đốc Sở NN&PTNT, từ nay đến năm 2020, tỉnh sẽ quy hoạch trồng tập trung 4.500ha cây ăn quả chủ lực của tỉnh như bưởi, mãng cầu, măng cụt... Theo đó, ngành nông nghiệp sẽ coi thị trường tiêu thụ là vấn đề mang tính sống còn của người nông dân. Để có thị trường sản phẩm nông nghiệp ổn định thì nhất thiết phải từng bước xây dựng, áp dụng sản xuất theo quy trình thân thiện với môi trường và an toàn cho người tiêu dùng. Ngoài ra, tránh tình trạng trồng theo phong trào dẫn đến cung vượt cầu, bí đầu ra như một số loại trái cây hiện nay.
Có thể bạn quan tâm

Những tháng đầu năm 2013, tình hình nuôi và tiêu thụ cá tra trên địa bàn tỉnh Tiền Giang diễn biến không thuận lợi do giá cá tra nguyên liệu hầu như luôn nằm dưới giá thành sản xuất khiến nông dân nuôi cá lỗ nặng, phải thu hẹp sản xuất. Trong khi đó, các doanh nghiệp (DN) chế biến cá tra xuất khẩu (XK) lại cạnh tranh nhau về giá XK cá tra phi lê dẫn đến giá cá liên tục giảm.

Thực hiện Dự án hỗ trợ, phát triển ngựa giống địa phương năm 2013 theo vốn chương trình Nghị quyết 30a, huyện Bắc Hà (Lào Cai) hỗ trợ 100 hộ dân ở 5 xã: Bản Phố, Thải Giàng Phố, Hoàng Thu Phố, Tả Văn Chư, Lùng Cải, với tổng số tiền hỗ trợ là 1 tỷ đồng đầu tư nuôi ngựa sinh sản.

Chi cục trưởng Thú y Bắc Kạn Hoàng Việt Thường cho biết, 15 ngày qua, trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn không có gia súc mắc bệnh, dịch bệnh lở mồm long móng đã được khống chế.

Đến nay, mặc dù ngành nông nghiệp tỉnh Bình Thuận vẫn chưa thống kê chính xác được diện tích cây trôm hiện có của Bình Thuận, nhưng riêng ở huyện Tuy Phong, trôm được coi là loại cây thế mạnh, đang được địa phương quy hoạch phát triển diện tích và tìm nguồn tiêu thụ ổn định...

Tại nhà ông Phan Văn Hưởng ở ấp Vĩnh Phước 1, thị trấn Vĩnh Thuận, huyện Vĩnh Thuận, Trung tâm KN-KN Kiên Giang đã tổ chức hội thảo đầu bờ mô hình nuôi cá chình trong ao.