Trái cây sạch vẫn bí đầu ra

Để xây dựng thương hiệu và ổn định đầu ra cho một số loại cây ăn trái có thế mạnh của tỉnh, từ năm 2011, ngành nông nghiệp đã bắt đầu thực hiện các mô hình VietGAP nhằm tạo ra dòng sản phẩm đạt chất lượng, có khả năng nhân rộng ra quy mô lớn, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Thế nhưng, từ đó đến nay, phần lớn các mô hình VietGAP của các loại đặc sản vẫn chỉ dừng lại ở mô hình trình diễn mà chưa thể áp dụng đại trà vào sản xuất.
Đơn cử như trồng mãng cầu ta theo hướng VietGAP. Từ năm 2012, nhiều hộ dân trồng mãng cầu ta tại xã Láng Dài (huyện Đất Đỏ) bắt đầu áp dụng quy trình VietGAP vào sản xuất, năng suất khoảng 6 - 7 tấn/ha. Tuy nhiên, mãng cầu theo tiêu chuẩn VietGAP vẫn phải bán cho thương lái với giá bằng với mãng cầu sản xuất theo phương pháp truyền thống, trong khi chi phí sản xuất theo mô hình này cao hơn nhiều. Do đó, người trồng mãng cầu ta không còn mặn mà để tiếp tục áp dụng VietGAP vào sản xuất.
Để các loại trái cây đặc sản của tỉnh đến với người tiêu dùng và người nông dân không bị ép giá do phát triển theo quy mô nhỏ lẻ, mô hình HTX dịch vụ nông nghiệp đang phát triển trên địa bàn tỉnh. Mục đích của những HTX nông nghiệp này là tăng quy mô sản xuất và hình thành những vùng chuyên canh; tạo liên kết chặt chẽ với thị trường và áp dụng phương pháp sản xuất sạch, an toàn cho người tiêu dùng và có sức cạnh tranh cao. Nhưng, hiện các HTX này đang gặp nhiều khó khăn trong việc thu hút nông dân tham gia, chuyển giao kỹ thuật sản xuất, tìm đối tác tiêu thụ... Vì vậy việc tiêu thụ nhiều loại trái cây đặc sản vẫn phụ thuộc vào thương lái là chính.
Theo ông Lê Tuấn Quốc, Giám đốc Sở NN&PTNT, từ nay đến năm 2020, tỉnh sẽ quy hoạch trồng tập trung 4.500ha cây ăn quả chủ lực của tỉnh như bưởi, mãng cầu, măng cụt... Theo đó, ngành nông nghiệp sẽ coi thị trường tiêu thụ là vấn đề mang tính sống còn của người nông dân. Để có thị trường sản phẩm nông nghiệp ổn định thì nhất thiết phải từng bước xây dựng, áp dụng sản xuất theo quy trình thân thiện với môi trường và an toàn cho người tiêu dùng. Ngoài ra, tránh tình trạng trồng theo phong trào dẫn đến cung vượt cầu, bí đầu ra như một số loại trái cây hiện nay.
Có thể bạn quan tâm

Sau một thời gian học hỏi kinh nghiệm nuôi hàu ở một số địa phương trong nước và một số nước lân cận có điều kiện tự nhiên tương tự như Quảng Yên (Quảng Ninh) vốn có nhiều cửa sông, ven biển, anh Ngô Hùng Dũng, Giám đốc Công ty CP Thuỷ sản Tân An (TX Quảng Yên) quyết tâm đầu tư nuôi hàu bằng bè trên cửa sông. Đến nay, sau hơn một năm áp dụng, anh Dũng đã đạt được thành công bước đầu, đây là cơ hội mở ra hướng làm kinh tế mới tại địa phương.

Giá tôm thấp, cộng với sự e ngại WSSV và nhiệt độ sụt giảm, tất cả các lí do trên khiến trong năm 2015, ngành tôm Thái Lan sẽ bắt đầu phục hồi một cách chậm chạp. Nhiều chuyên gia đang tích cực tìm giải pháp để giải quyết vấn đề dịch bệnh ở Thái Lan.

Theo Tổng cục Thống kê, ước tính giá trị sản xuất thủy sản năm 2014 (tính theo giá so sánh 2010) ước đạt gần 188 nghìn tỷ đồng, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, giá trị nuôi trồng thủy sản ước đạt hơn 115 nghìn tỷ đồng (chiếm 61,2%) và giá trị khai thác thủy sản ước đạt hơn 73 nghìn tỷ đồng.

Khoảng 4 giờ sáng 28-12, anh Nguyễn Văn Lưu (ấp 4, xã La Ngà, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai) phát hiện mùi hôi thối nồng nặc nên chạy ra xem thì phát hiện trong bửng rất nhiều cá đã nổi đầu thở ngáp, một số đã chết nổi trắng bửng.

Toàn huyện Phú Tân có 493 trạm biến áp, do quá trình phát triển nuôi tôm công nghiệp nhanh chóng của người dân, trước đây đã có tới 165 trạm quá tải. Thực hiện Dự án nâng cấp hệ thống điện góp phần phục vụ nuôi tôm công nghiệp, đơn vị đã triển khai nâng cấp trên 100 trạm biến áp và cơ bản hoàn thành trong 2 tháng nay.