Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trái cây sạch vẫn bí đầu ra

Trái cây sạch vẫn bí đầu ra
Ngày đăng: 24/06/2015

Để xây dựng thương hiệu và ổn định đầu ra cho một số loại cây ăn trái có thế mạnh của tỉnh, từ năm 2011, ngành nông nghiệp đã bắt đầu thực hiện các mô hình VietGAP nhằm tạo ra dòng sản phẩm đạt chất lượng, có khả năng nhân rộng ra quy mô lớn, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Thế nhưng, từ đó đến nay, phần lớn các mô hình VietGAP của các loại đặc sản vẫn chỉ dừng lại ở mô hình trình diễn mà chưa thể áp dụng đại trà vào sản xuất.

Đơn cử như trồng mãng cầu ta theo hướng VietGAP. Từ năm 2012, nhiều hộ dân trồng mãng cầu ta tại xã Láng Dài (huyện Đất Đỏ) bắt đầu áp dụng quy trình VietGAP vào sản xuất, năng suất khoảng 6 - 7 tấn/ha. Tuy nhiên, mãng cầu theo tiêu chuẩn VietGAP vẫn phải bán cho thương lái với giá bằng với mãng cầu sản xuất theo phương pháp truyền thống, trong khi chi phí sản xuất theo mô hình này cao hơn nhiều. Do đó, người trồng mãng cầu ta không còn mặn mà để tiếp tục áp dụng VietGAP vào sản xuất.

Để các loại trái cây đặc sản của tỉnh đến với người tiêu dùng và người nông dân không bị ép giá do phát triển theo quy mô nhỏ lẻ, mô hình HTX dịch vụ nông nghiệp đang phát triển trên địa bàn tỉnh. Mục đích của những HTX nông nghiệp này là tăng quy mô sản xuất và hình thành những vùng chuyên canh; tạo liên kết chặt chẽ với thị trường và áp dụng phương pháp sản xuất sạch, an toàn cho người tiêu dùng và có sức cạnh tranh cao. Nhưng, hiện các HTX này đang gặp nhiều khó khăn trong việc thu hút nông dân tham gia, chuyển giao kỹ thuật sản xuất, tìm đối tác tiêu thụ... Vì vậy việc tiêu thụ nhiều loại trái cây đặc sản vẫn phụ thuộc vào thương lái là chính.

Theo ông Lê Tuấn Quốc, Giám đốc Sở NN&PTNT, từ nay đến năm 2020, tỉnh sẽ quy hoạch trồng tập trung 4.500ha cây ăn quả chủ lực của tỉnh như bưởi, mãng cầu, măng cụt... Theo đó, ngành nông nghiệp sẽ coi thị trường tiêu thụ là vấn đề mang tính sống còn của người nông dân. Để có thị trường sản phẩm nông nghiệp ổn định thì nhất thiết phải từng bước xây dựng, áp dụng sản xuất theo quy trình thân thiện với môi trường và an toàn cho người tiêu dùng. Ngoài ra, tránh tình trạng trồng theo phong trào dẫn đến cung vượt cầu, bí đầu ra như một số loại trái cây hiện nay.


Có thể bạn quan tâm

Nga Sắp Kiểm Tra Một Số Doanh Nghiệp Thủy Sản Nga Sắp Kiểm Tra Một Số Doanh Nghiệp Thủy Sản

Nafiqad cho biết, dự kiến ngày 20/10 tới, đoàn thanh tra của Cơ quan Kiểm dịch động thực vật Liên bang Nga (FSVPS) sẽ sang làm việc tại Việt Nam để đánh giá hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm (ATTP), an toàn dịch bệnh thủy sản của Việt Nam và kiểm tra điều kiện bảo đảm ATTP một số DN chế biến thủy sản có nhu cầu XK vào Liên bang Nga và Liên minh Hải quan.

17/10/2014
Bò Nội Khó Chọi Bò Úc Bò Nội Khó Chọi Bò Úc

Đặc biệt trong tháng 9 vừa rồi, có tới 19.500 con bò Úc được nhập về khu vực quản lý của Cơ quan Thú y vùng VI, cao gấp hơn 2 lần so với tháng 8 (8.700 con). Như vậy, so với lượng bò Úc NK cả năm ngoái vào khu vực do Cơ quan Thú y vùng VI quản lý vào khoảng 66.000 con, thì lượng bò Úc đã NK trong 9 tháng qua, rõ ràng đã cao hơn hẳn.

17/10/2014
Tăng Cường Thực Hiện Chuỗi Cung Ứng Thực Phẩm Sạch Tăng Cường Thực Hiện Chuỗi Cung Ứng Thực Phẩm Sạch

Để tăng cường hỗ trợ việc tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp an toàn, tháng 11/2013, UBND TP.HCM đã kết hợp với Sở NN-PTNT, Công thương tổ chức hội nghị kết nối cung cầu sản phẩm nông nghiệp đạt tiêu chuẩn VietGAP. Sau hội nghị, có thêm 33 hợp đồng tiêu thụ sản phẩm được kí kết giữa các đơn vị sản xuất và tiêu thụ. Đến cuối tháng 9/2014, đã có 55 hợp đồng tiêu thụ được thực hiện.

17/10/2014
Phân Bón Kém Chất Lượng Lại Hoành Hành Phân Bón Kém Chất Lượng Lại Hoành Hành

Chỉ trong một tuần ra quân kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật trong hoạt động SXKD phân bón, đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh Trà Vinh đã lấy 37 mẫu phân hữu cơ và vô cơ gửi đi kiểm nghiệm. Kết quả, có 5 mẫu phân hữu cơ, 3 mẫu phân vô cơ không đạt chất lượng so với tiêu chuẩn công bố.

17/10/2014
Nông Dân “Đánh Bạc” Với Cây Ớt Nông Dân “Đánh Bạc” Với Cây Ớt

Mặc dù vào cuối vụ ớt năm trước, nhiều hộ trồng ớt ở huyện Phù Mỹ (Bình Định) phải bỏ ớt chín ngoài ruộng vì giá giảm thê thảm, chỉ còn 2.000đ/kg.

17/10/2014