Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trái cây sạch vẫn bí đầu ra

Trái cây sạch vẫn bí đầu ra
Ngày đăng: 24/06/2015

Để xây dựng thương hiệu và ổn định đầu ra cho một số loại cây ăn trái có thế mạnh của tỉnh, từ năm 2011, ngành nông nghiệp đã bắt đầu thực hiện các mô hình VietGAP nhằm tạo ra dòng sản phẩm đạt chất lượng, có khả năng nhân rộng ra quy mô lớn, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Thế nhưng, từ đó đến nay, phần lớn các mô hình VietGAP của các loại đặc sản vẫn chỉ dừng lại ở mô hình trình diễn mà chưa thể áp dụng đại trà vào sản xuất.

Đơn cử như trồng mãng cầu ta theo hướng VietGAP. Từ năm 2012, nhiều hộ dân trồng mãng cầu ta tại xã Láng Dài (huyện Đất Đỏ) bắt đầu áp dụng quy trình VietGAP vào sản xuất, năng suất khoảng 6 - 7 tấn/ha. Tuy nhiên, mãng cầu theo tiêu chuẩn VietGAP vẫn phải bán cho thương lái với giá bằng với mãng cầu sản xuất theo phương pháp truyền thống, trong khi chi phí sản xuất theo mô hình này cao hơn nhiều. Do đó, người trồng mãng cầu ta không còn mặn mà để tiếp tục áp dụng VietGAP vào sản xuất.

Để các loại trái cây đặc sản của tỉnh đến với người tiêu dùng và người nông dân không bị ép giá do phát triển theo quy mô nhỏ lẻ, mô hình HTX dịch vụ nông nghiệp đang phát triển trên địa bàn tỉnh. Mục đích của những HTX nông nghiệp này là tăng quy mô sản xuất và hình thành những vùng chuyên canh; tạo liên kết chặt chẽ với thị trường và áp dụng phương pháp sản xuất sạch, an toàn cho người tiêu dùng và có sức cạnh tranh cao. Nhưng, hiện các HTX này đang gặp nhiều khó khăn trong việc thu hút nông dân tham gia, chuyển giao kỹ thuật sản xuất, tìm đối tác tiêu thụ... Vì vậy việc tiêu thụ nhiều loại trái cây đặc sản vẫn phụ thuộc vào thương lái là chính.

Theo ông Lê Tuấn Quốc, Giám đốc Sở NN&PTNT, từ nay đến năm 2020, tỉnh sẽ quy hoạch trồng tập trung 4.500ha cây ăn quả chủ lực của tỉnh như bưởi, mãng cầu, măng cụt... Theo đó, ngành nông nghiệp sẽ coi thị trường tiêu thụ là vấn đề mang tính sống còn của người nông dân. Để có thị trường sản phẩm nông nghiệp ổn định thì nhất thiết phải từng bước xây dựng, áp dụng sản xuất theo quy trình thân thiện với môi trường và an toàn cho người tiêu dùng. Ngoài ra, tránh tình trạng trồng theo phong trào dẫn đến cung vượt cầu, bí đầu ra như một số loại trái cây hiện nay.


Có thể bạn quan tâm

Sản lượng mật ong giảm 3.000 tấn do ảnh hưởng thời tiết Sản lượng mật ong giảm 3.000 tấn do ảnh hưởng thời tiết

Hiện tượng sương muối trùng vào đợt hoa nở khiến ong bị chết do đó không phát triển được đàn ong, giảm sản lượng mật.

20/05/2015
Doanh nghiệp thiệt hại lớn vì thủ tục kiểm dịch phiền hà Doanh nghiệp thiệt hại lớn vì thủ tục kiểm dịch phiền hà

Thủ tục kiểm dịch thực vật và kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi phiền hà đã làm cho các doanh nghiệp nhập khẩu thức ăn chăn nuôi (TACN) trong nước thiệt hại nhiều do phải lưu hàng tại cảng. Có doanh nghiệp cho hay, chi phí lưu container có khi lên tới vài chục tỉ đồng mỗi năm và doanh nghiệp không thể kiểm soát được chi phí này.

20/05/2015
Tăng cường chống nóng cho vật nuôi Tăng cường chống nóng cho vật nuôi

Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa gửi văn bản tới Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ đề nghị tăng cường các biện pháp chống nóng cho vật nuôi.

20/05/2015
Giá mía nguyên liệu Việt Nam cao hơn Thái Lan Giá mía nguyên liệu Việt Nam cao hơn Thái Lan

Ngày 18/5, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị "Biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của mía đường Việt Nam" với sự tham gia của đại diện nhiều DN mía đường trên cả nước.

20/05/2015
Nông dân bước vào vụ mới Nông dân bước vào vụ mới

Những ngày qua, nông dân bắt đầu cày ải, vệ sinh đồng ruộng, tiêu diệt mầm bệnh hại lúa. Đối với những vùng trũng, thường bị ngập úng, nông dân đã chủ động gieo khô trước khi nước về.

20/05/2015