Trao tặng 150 tủ thuốc cho ngư dân tỉnh Phú Yên
Mỗi tủ thuốc được trao tặng có trị giá khoảng 2 triệu đồng, với nhiều loại thuốc điều trị các bệnh thường gặp và một số dụng cụ y tế sơ cấp cứu.
Theo PGS.TS Phạm Lê Tuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế, món quà tuy nhỏ nhưng có ý nghĩa hết sức to lớn. Đó là một tủ thuốc gia đình mang trên tàu với đầy đủ loại thuốc điều trị các bệnh thường gặp và một số dụng cụ y tế sơ cấp cứu ban đầu để ngư dân có thể tự chăm sóc sức khỏe khi chưa thể tiếp cận được với các cơ sở y tế.
Để sử dụng hiệu quả, Thứ trưởng Phạm Lê Tuấn đề nghị lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Phú Yên thường xuyên kiểm tra các trạm y tế xã việc hướng dẫn bà con ngư dân sử dụng, luân chuyển, bổ sung thuốc theo danh mục ban hành, để bảo đảm mỗi con tàu ra khơi đều mang theo đầy đủ thuốc thiết yếu theo quy định.
Thời gian tới, Chương trình “Ngành y tế cùng ngư dân bám biển” sẽ tiếp tục kêu gọi, vận động cá nhân, doanh nghiệp trong xã hội đóng góp kinh phí để bảo đảm 100% tàu cá trên cả nước được trang bị tủ thuốc.
Trước đó, tháng 5/2014, tại huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, Bộ Y tế đã phát động Chương trình “Ngành y tế cùng ngư dân bám biển”, và trao tặng 300 tủ thuốc, dụng cụ y tế cấp cứu ban đầu cho 300 tàu đánh bắt cá xa bờ của ngư dân huyện đảo Lý Sơn trị giá 600 triệu đồng.
Tháng 7/2014, tại TP Đà Nẵng, Bộ Y tế cũng đã đến tặng 253 tủ thuốc cho tàu đánh bắt xa bờ thuộc các nghiệp đoàn nghề cá TP Đà Nẵng.
Hiện, cả nước có khoảng 1 triệu lao động làm việc trên khoảng 119.000 tàu cá, trong đó có 28.000 tàu cá hoạt động xa. Các ngư dân đang ngày đêm bám biển sản xuất phải đối mặt với sóng, gió, nhiều tai nạn tiềm ẩn, sự cố về sức khỏe khó cứu chữa kịp thời do xa đất liền.
Trong khi mạng lưới y tế biển đảo hiện chủ yếu do lực lượng quân y đảm nhiệm, lực lượng mỏng, chưa có các đội cơ động cấp cứu vận chuyển chuyên nghiệp, trang thiết bị và thuốc thiết yếu còn hạn chế. Một số bộ, ngành, địa phương chưa nhận thức đầy đủ ý nghĩa của đề án "Phát triển y tế biển đảo Việt Nam đến năm 2020"; cơ chế chính sách chưa phù hợp; thiếu kinh phí và nhân lực; nhiều địa phương chưa chủ động triển khai…
Có thể bạn quan tâm

Trước khi triển khai Chương trình xây dựng NTM, Đồng Nai đang thực hiện chương trình “4 có”. Chương trình này đã tạo đà cho Chương trình xây dựng NTM bắt nhịp nhanh. Ngoài ra, còn nhờ Tỉnh ủy và UBND tỉnh quyết liệt chỉ đạo và cấp cơ sở cũng quyết liệt thực hiện.

Có giá hàng triệu đồng một kg, nhưng các sản vật tự nhiên như bào ngư, hải mã, linh chi rừng, hải sâm luôn được dân buôn Phú Quốc săn lùng.

Những ngày này, không khí ở huyện miền núi Hướng Hóa (Quảng Trị) ảm đạm, u buồn. Bởi vì, cà phê nơi đây chín quá sớm, hạt lép, mất mùa, mất giá. Nhiều nông dân bỏ cà phê, không thu hoạch.

Trong các loại rau rừng thì rau nhíp (rau bép, rau ranh) là có nhiều thành phần dinh dưỡng đặc biệt và ngày càng trở thành món ăn được người tiêu dùng ưa chuộng.

Trong khuôn khổ các hoạt động tại Hội nghị Thượng đỉnh Liên Hợp Quốc (LHQ), ngày 26.9, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã có bài phát biểu tại sự kiện cấp cao về mô hình phát triển nông thôn mới và cộng đồng bền vững.